Đề thi trắc nghiệm Đại Học môn Hóa học: Đề 10

Câu 1: Phản ứng hóa học nào sau đây không tạo khí H2
A. Fe + HCl →
B. Mg + H2SO4 loãng →
C. Zn + HBr →
D. Cu + HNO3 →
Câu 2: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm kim loại kiềm ?
A. Na    B. Ba    C. Al    D. Fe
Câu 3: Hợp chất của kim loại kiềm thổ phổ biến và có nhiều ứng dụng nhất là hợp chất của kim loại
A. Ba     B. Ca    C. Mg    D. Be
Câu 4: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch ?
A. CuSO4
B. FeCl2
C. FeCl3
D. AgNO3
Câu 5: : Khối lượng bột nhôm để điều chế 78 gam crom từ Cr2O3 bằng phương pháp nhiệt nhom (hiệu suất của phản ứng là 90%) là
A. 81,0 gam    B. 54,0gam    C. 40,5gam    D. 45,0gam
Câu 6: Dung dịch X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng chỉ thu được dung dịch Y và khí Z thoát ra. Chất X là
A. BaCO3
B. NaCl
C. Ba(HCO3)2
D. Na2CO3
Câu 7: Cho một ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm
A. Fe(NO3)2, H2O
B. Fe(NO3)2, AgNO3 dư
C. Fe(NO3)3, AgNO3 dư
D. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3,AgNO3 dư
Câu 8: Không khí sẽ bị ô nhiễm khi tăng cao nồng độ của chất nào sau đây ?
A. Khí N2
B. Khí O2
C. Khí CO2
D. Hơi nước
Câu 9: Công thức phân tử của etyl format là
A. C2H4O2
B. C4H8O2
C. C3H8O2
D. C3H6O2
Câu 10: Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây được mô tả không đúng ?
A. Cho dung dịch HCl vào anilin, ban đầy có hiện tượng tách lớp sau đó đồng nhất
B. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch metyl amoni clorua thấy có kết tủa trắng
C. Nhúng quỳ tím vào dung tịch etylamin, thấy quỳ tím chuyển màu xanh
D. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hidro clorua làm xuất hiện “khói trắng”
Câu 11: Cho các chất: (1)CH3 NH2, (2) NH3,(3) H2NCH2COOH, (4) (CH3)2NH. Dãy các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ là
A. (1),(2),(3),(4)
B. (4),(1),(3),(2)
C. (1),(4),(3),(2)
D. (4),(1),(2),(3)
Câu 12: Cho dãy các chất sau : vinyl format, metyl acrylat, glucozơ, saccarozư, etylamin, alanin. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Có 3 chất bị thủy phân trong môi trường kiềm
B. Có 3 chất làm mất màu nước Brom
C. Có 3 chất hữu cơ đơn chứ, mạch hở
D. Có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc
Câu 13: Hai lá kim loại Sn và Fe tiếp xúc nhau được nhúng vào cùng một dung dịch HCl. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Fe bị ăn mòn điện hóa học
B. Cả Sn và Fe đều không bị ăn mòn điện hóa học
C. Sn bị ăn mòn điện háo học
D. Cả Sn và Fe đều bị ăn mòn điện hóa học
Câu 14: Cho 9,2 gam hỗn hợp bột X gồm Mg và Fe là 1 lít dung dịch CuSO4 0,2 M.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 15,6 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Mg trong X là
A. 39,13 %    B. 73,91%    C. 60,91%    D. 26,09%
Câu 15: Thêm từ từ 100 ml dung dịch HCl 0,5M vào 200 ml dung dịch Na2CO3 0,2M, thu được dung dịch X và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 0,224     B. 0,56    C. 1,12    D. 0,896
Câu 16: Cho 1 mol chất X tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) tạo 0,5 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Chất X nào sau đây phù hợp?
A. FeI2
B. FeS
C. FeSO3
D. FeCO3
Câu 17: Tiến hành các thí nghiệm sau :
(a) Nhúng thanh sắt vào dung dịch Fe2(SO4)3
(b) Nhúng thanh sắt vào dung dịch MgCl2
(c) Sục khí CO2 vào dụng dịch NaAlO2
(d) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch FeCl2
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là
A. 1    B. 4    C. 2    D. 3
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 1,92 gam Cu và 0,84 gam Fe bằng dung dịch HNO3 dư, thu được hoàn toàn 1,008 lít khí NO2 và x lít khí NO (các khí ở đktc, không còn sản phẩm khử nào khác của N+5). Giá trị của x là
A. 0,336    B. 0,448    C. 1,12    D. 0,672
Câu 19: Số đồng phân este no, đơn chức, mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10O2 là
A. 9    B. 6    C. 7    D. 8
Câu 20: Một kim loại gạo có chứa 81 % tinh bột được dùng để nấu rượu với hiệu suất 80 %. Khối lượng gạo cần dùng để nấu được 300 lít rượu 46o (biết khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml) là
A. 240 kg    B. 300kg    C. 270kg    D. 243kg
Câu 21: Thủy phân hết một lượng tripeptit Ala-Gly-Ala (mạch hở), thu được hỗn hợp gồm 97,9 gam Ala; 22,5 gam Gly; 29,2 gam Ala-Gly và m gam Gly-Ala. Giá trị của m là
A. 49,2    B. 43,8    C. 39,6    D. 48,0
Câu 22: Nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của chất nào sau đây ?
A. axit ađipic và hexametylenđiamin
B. axit ε-aminocaproic
C. axit 4-aminobutanoic
D. phenol và fomandehit
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. HCOOCH=CH2 phản ứng với dung dịch NaOH thu được andehit và muối
B. CH3COOH=CH2 thuộc cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3
C. HCOOCH=CH2 có phản ứng trùng hợp
D. CH3COOH=CH2 làm mất màu dung dịch Br2
Câu 24: Triolein (hay glixeryltrioleat) không tác dụng với chất nào sau đây?
A. H2 (xt Ni, to)
B. NaOH, to
C. Cu(OH)2 ở to thường
D. Br2 trong CCl4
Câu 25: Mắc nối tiếp hai bình điện phân, bình (I) đựng 500 ml dung dịch Cu(NO3 )2 0,1 M, bình (II) đựng 1 lít dung dịch NaCl. Sau một thời gian điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) pH của bình (II) bằng 12. Lượng Cu thu được ở catot bình (I) là
A. 1,6 gam    B. 0,16gam    C. 0,32gam    D. 3,2gam
Câu 26: Cho 240 ml dung dịch KOH 1,5 M vào V lít dung dịch AlCl3 aM thu được 7,8 gam kết tủa. Nếu cho 100ml dung dịch KOH 1,5M vào V lít dung dịch AlCl3 aM thì số gam kết tủa thu được là
A. 5,85     B. 3,9    C. 2,6    D. 7,8
Câu 27: Cho m gam bột sắt vào 200 ml dung dịch HNO 3 4M, đung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chỉ chứa 52,6 gam muối. Giá trị của m là
A. 11,20     B. 12,17    C. 16,8    D. 15,4
Câu 28: X, Y, Z, T tác dụng với H 2SO 4 đều tạo FeSO 4 và Fe(NO 3 ) 2 → X → Y → Z → T (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). X, Y, Z, T lần lượt là
A. FeCO 3, FeO, Fe, FeS
B. FeS, Fe(OH) 2 , FeO, Fe
C. FeCl 2 , Fe(OH) 2 , FeO, Fe
D. FeS, Fe 2 O 3 , Fe, FeCl 2
Câu 29: Có các nhận xét sau :
(1) Hàm lượng cacbon trong gang lớn hơn trong thép
(2) Cho gang (hợp kim của Fe và C) vào dung dịch HCl xuất hiện sự ăn mòn điện hóa
(3) Trong môi trường kiềm Cr +3 bị Cl 2 oxi hóa đến Cr +6
(4) Kim loại Cu được tạo ra khi cho CuO phản ứng với khí NH 3 hoặc H 2 ở nhiệt dộ cao.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 2     B. 3    C. 1    D. 4
Câu 30: Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe 2 O 3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch
A. AgNO 3 (dư)
B. NaOH (dư)
C. NH 3 (dư)
D. HCl (dư)
Câu 31: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 5 H 6 O 4 . X tác dụng với NaOh trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1:2, tạo ra muối của axit no Y và ancol Z. Dẫn Z qua CuO nung nóng thu được andehit T có phản ứng tráng bạc, tạo ra Ag theo tỉ lệ mol 1:4. Biết Y không có đồng phân nào khác. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ancol Z không no có 1 liên kết C=C.
B. Axit Y có tham gia phản ứng tráng bạc
C. Ancol Z không hòa tan Cu(OH) 2 để tạo dung dịch màu xanh.
D. Anđehit T là chất đầu tiên trong dãy đồng đẳng
Câu 32: Amin X chứa vòng benzen và có công thức phân tử C 8 H 11 N. X tác dụng với HCl tạo thành muối dạng R-NH 3 Cl. Mặt khác, nếu cho X tác dụng với nước brom thì thu được chất Y có công thức C 8 H 10 NBr 3 . Số công thức cấu tạo của X là
A. 2    B. 3    C. 5    D. 6
Câu 33: Cho các polime sau : thủy tinh hữu cơ (plexiglas), tơ nilon-6, tơ nitron, tơ capron, cao su buna-S, poliisopren, poli(etylen terephtalat). Số polime điều chế bằng phương pháp trùng hợp là :
A. 4    B. 5    C. 2    D. 3
Câu 34: Chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y, khí Z làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Nung Y với NaOH rắn và CaO, thu được khí metan. Công thức của X là
A. C 2 H 5 COO-NH 4
B. HCOO-NH 2 (CH 3 ) 2
C. CH 3 COO-H 3 NCH 3
D. HCOO-NH 3 C 2 H 5
Câu 35: Cho các chất : xenlulozo, phenylamoni clorua, axit glutamic, saccarozo, phenol, metyl aminoaxetat, Ala-Gly, glixerol, natri axetat. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là
A. 5    B. 4    C. 7    D. 6
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam hợp chất hữu cơ X thu được 4,48 lít CO 2, 7,2 gam H 2 O và 2,24 lít khí N 2 . Nếu cho 0,1 mol chất X trên tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được số gam chất rắn khan là ( Biết các chất khí đo ở đktc, X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất)
A. 21,8 gam     B. 5,7g    C. 12,5g    D. 15g
Câu 37: Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO 3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và thoát ra khí NO duy nhất. Giá trị của x là
A. 0,3     B. 0,4    C. 0,2    D. 0,5
Câu 38: Cho 7,56 gam hỗn hợp gồm Al và Mg cùng với 0,25 mol Cu(NO 3 )2 vào một bình kín. Nung bình một thời gian thu được sản phẩm gồm chất rắn X và 0,45 mol hỗn hợp khí NO 2 và O 2 . Hòa tan toàn bộ X trong 650 ml dung dịch HCl 2M vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa m gam hỗn hợp muối clorua và thoát ra 1,12 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) gồm N 2 và H 2 , tỉ khối của Z so với H 2 là 11,4. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 72    B. 71    C. 70    D. 73
Câu 39: Hỗn hợp X gồm peptit A có công thức Gly-Gly-Val và peptit mạch hở B có công thức CxyN6O7 . Lấy 0,06 mol X tác dụng vừa đủ với 0,24 mol NaOH chỉ thu được sản phẩm là dung dịch gồm p mol muối của glyxin , q mol muối của valin. Nếu đốt cháy hoàn toàn 9,06 gam hỗn hợp X bằng lượng oxi vừa đủ thì thu được N 2 và 21,78 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Giá trị của p : q gần nhất với
A. 0,50    B. 1,96    C. 1,05    D. 2,01
Câu 40: X là trieste của glixerol và 3 axit đơn chức. Đốt cháy a mol X thu được b mol CO 2 và c mol H2O. Hidro hóa m gam X cần 5,6 lít H2 (đktc) thu được 32,75 gam Y. Nếu đun m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được m’ gam muối khan. Biết b – c = 4a. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m’ là
A. 35,75 gam
B. 35,5 gam
C. 30,0 gam
D. 41,0 gam
Đáp án:
Hướng dẫn giải
Câu 31:
X có độ bất bão hòa Δ = 3. X có 4 nguyên tử O, tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2, tạo ra muối của axit no Y và ancol Z
=> X là este 2 chức ; có 2 liên kết π ở 2 nhóm chức –COO-.
Vậy còn 1 độ bất bão hòa, có 2 khả năng :
Khả năng 1 : Có 1 liên kết C=C ở ancol Z
=> ancol 2 chức => Z có ít nhất 4C
=> X sẽ có ít nhất 6C( loại)
Khả năng 2 : Có 1 mạch vòng => Y và Z đều no, 2 chức.
- Trường hợp 1 : Y là HOOC-CH2-COOH ; Z là C2H4(OH)2.
=> Y còn đồng phân HOOC-COO-CH3 (loại)
- Trường hợp 2 : Y là HOOC-COOH ; Z là C3H6(OH)2 , Z tạo andehit 2 chức
=> Z a=là HO-CH2-CH2-CH2-OH (không hòa tan Cu(OH)2 để tạo dung dịch màu xanh).
Câu 38:
Dùng sơ đồ đường chéo : N2 = 0,04 ; H2 = 0,01
Có H2 thoát ra chứng tỏ NO3- hết.
nAl = x mol , nMg = y mol => 27x + 24y = 7,56 (*)
nNO2 + nNH4+ + 0,04.2 = 2.0,25 (1)
Bảo toàn nguyên tố Cl :
3nAlCl3 + 2nMgCl2 + 2nCuCl2 + nNH4Cl = 3x + 2y + 2.0,25 + n_(NH_4^+ ) = 1,3
3x + 2y = 0,8 - nNH4+
Bảo toàn electron :
3x + 2y + 4nO2 = nNO2 + 10nN2 + 8nNH4+ + 2nH2 = nNO2 + 10.0,04 + 8nNH4+ + 2.0,01
0,8 - nNH4+ + 4nO2 = nNO2 + 8nNH4+ + 0,42 (2)
nNO2 + nO2 = 0,45 (3)
Từ (1), (2) và (3) => nNO2 = 0,4 ; nO2 = 0,05 ; nnNH4+ = 0,02
3x + 2y = 0,78 (**)
Từ (*), (**) => x = 0,2 ; y = 0,09
m = 0,2.133,5 + 95.0,09 + 135.0,25 + 53,5.0.02 = 70,07
Câu 39:
Câu 40:
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM