HOẠT ĐỘNG CHUNG MÔN : TẠO HÌNH ĐỀ TÀI : VẼ CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG.

HOẠT ĐỘNG CHUNG
MÔN : TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI : VẼ CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG.

I/Mục đích - Yêu cầu:
      1)Kiến thức:
    - Trẻ biết vẽ con đường là 2 nét thẳng ngang không đứt quãng.
    - Trẻ có thể vẽ thêm các chi tiết phụ 2 bên con đường.
      2)Kỹ năng:
                 - Rèn luyện kỹ năng vẽ và biết kết hợp các nét.
                 - Củng cố cách cầm bút, tư thế ngồi.
      3)Thái độ:
                 - Giaó dục trẻ nghiêm túc trong giờ học, biết giữ gìn và cất đồ dùng đúng nơi qui định.
                 - Giaó dục trẻ thích đến trường và cách đi đường. 
II/Chuẩn bị:
      1)Địa điểm:
                 - Phòng sạch, thoáng mát.
      2)Đồ dùng:
                 - Cho cô: Mẫu vẽ của cô, giấy A3, bút lông, bút màu, khăn lau tay.
                 - Cho trẻ: Vở tạo hình, bút chì, bút màu, khăn lau tay.
      3)Phương pháp, tích hợp:
                 - Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành.
                 - Tích hợp: MTXQ, âm nhạc.

III/ Tiến hành:   

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Ổn định , giới thiệu:
- Cả lớp hát bài “Cô và mẹ” và đi dạo cùng cô.
- Cô chỉ xuống đường cho trẻ quan sát và trò chuyện cùng trẻ:
+ Con đường này đi đâu? (con đường này giúp các bạn đến trường và về nhà sau buổi tan trường).
+ Thế hằng ngày đi học các con thấy gì trên đường đi?
+ Khi đi trên đường, các con đi bên nào?
- Cô giáo dục trẻ cách đi đường.
- Cho trẻ hát “Em đi mẫu giáo” và đi về lớp.
- Giới thiệu hoạt động: Vẽ con đường đến trường.

2/ Quan sát , đàm thoại:
a) Trẻ quan sát:
- Cô treo tranh “Con đường đến lớp” cho trẻ xem.
- Cho trẻ nhận xét về bức tranh:
+ Tranh vẽ gì?
+ Ngoài con đường ra, trong tranh còn vẽ gì?
- Cô tóm lại 1 lần về toàn bộ bức tranh.
- Đàm thoại về kiến thức kỹ năng vẽ: muốn vẽ con đường trước tiên cô vẽ một nét ngang không đứt quãng từ trái sang phải, tiếp sau đó cô vẽ một nét thẳng ngang nữa bên dưới nét thẳng ngang cô vừa vẽ, đây chính là con đường đi đấy các con! Trên đường có xe cộ và người đi lại, 2 bên đường có nhà cửa cây cối, hoa, phía trên có ông mặt trời và các tia nắng.
- Cô vẽ xong tô màu và nói khi tô màu các con phải tô đúng và đẹp, không làm lem màu ra ngoài.
b) Trẻ thực hành:
- Cho trẻ về chỗ ngồi và kiểm tra vật liệu thực hành của  từng trẻ.
- Cô cho trẻ cầm bút vẽ trên không
- Cô nhắc nhở trẻ cách ngồi, cách cầm bút.
- Cho trẻ tiến hành vẽ, cô gợi ý nhắc nhỡ, động viên trẻ vẽ đẹp, đúng các kỹ năng.
- Trẻ vẽ xong cô nhắc trẻ cách tô màu.
- Gần hết giờ cô thông báo để trẻ hoàn thành sản phẩm.
- Hết giờ cho trẻ ngừng tay và giải mỏi.
d) Nhận xét:
- Cho trẻ treo sản phảm lên giá.
- Cho trẻ nhận xét.
- Cô nhận xét lại.
- Giaó dục: biết quý trọng sản phẩm của mình và bạn làm ra.

3/ Kết thúc:
- Cho trẻ đọc thơ và ra ngoài.

- Trẻ hát
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời



- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hát và về lớp.



- Trẻ quan sát.
- Trẻ nhận xét.


- Trẻ chú ý.
- Trẻ lắng nghe.





- Trẻ chú ý.


- Trẻ về bàn ngồi.
- Trẻ vẽ trên không.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ thực hành.

- Trẻ tô màu.

- Trẻ giải mỏi.

- Trưng bày sản phẩm.
- Trẻ nhận xét.
- Trẻ lắng nghe.


- Trẻ đọc thơ.
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM