Đề thi trắc nghiệm Đại Học môn Hóa học: Đề 15

Câu 1: Hai kim loại nào sau đây có thể điều chế bàng phương pháp nhiệt luyện ?
A. Ca và Fe
B. Na và Cu
C. Mg và Zn
D. Fe và Cu

Câu 2: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. thạch cao nung.
B. thạch cao khan.
C. đá vôi.
D. thạch cao sống.
Câu 3: Muối nào sau đây không bị nhiệt phân ?
A. Na2CO3.    B. NaHCO3.    C. MgCO3.    D. Ca(HCO3)2
Câu :
Câu 4: Oxit nào sau đây không tan trong cả hai dung dịch NaOH loãng và dung dịch HC1 loãng ?
A. CrO.    B. FeO.    C. Fe2O3    D. Cr2O3
Câu 5: Thể tích dung dịch FeSO4 0,2M cần để phản ứng với 100 ml dung dịch K2Cr2O7 0,1M trong H2SO4 dư là
A. 200 ml    B. 400 ml.    C. 300 ml.    D. 350 ml.
Câu 6: Một hỗn hợp bột kim loại X gồm Zn, Fe, Cu, Ag. Để thu được Ag tinh khiết với khối lượng không đổi, người ta cho hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch
A. Fe(NO3)3.    B. AgNO3.    C. Cu(NO3)2.    D. HNO3 loãng.
Câu 7: Tiến hành bốn thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1 : Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm 2 : Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
Thí nghiệm 3 : Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm 4 : Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A.3.    B. 4.    C. 1.    D.2.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng về vấn đề ô nhiễm môi trường ?
A. Các khí CO, CO2, SO2, NO2 gây ô nhiễm không khí.
B. Nước thải chứa các ion kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường nước.
C. Nước chứa càng nhiều ion NO-3, PO3-4 thì càng tốt cho thực vật phát triển.
D. Hiện tượng rò rỉ dầu từ các dàn khoan, tràn dầu do đắm tàu gây ô nhiễm môi trường nước biển.
Câu 9: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. HCOONa và CH3OH
B. HCOONa và C2H5OH
C. CH3COONa và C2H5OH.
D. CH3COONa và CH3OH
Câu 10: Mùi tanh của cá là mùi của hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu nên sử dụng cách nào sau đây ?
A. Ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi.
B. Rửa cá bằng giấm ăn.
C. Rửa cá bằng dung dịch Na2CO3.
D. Rửa cá bằng dung dịch thuốc tím để sát trùng.
Câu 11: Khi thuỷ phân hoàn toàn tetrapeptit có công thức :
H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-COOH số a-amino axit thu được là
A. 1.    B. 2.    C.4.    D.3.
Câu 12: Thuỷ phân hoàn toàn tripanmitin (C15H31COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được
A. glixerol và muối của axit panmitic.
B. glixerol và axit panmitic.
C. etylen gỉỉcoỉ và muối cùa axit panmitic.
D. etylen glicol và axit panmitic.
Câu 13: Kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2 và có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí co ở nhiệt độ cao. Kim loại M là
A. Mg.    B. Al.    C. Cu.    D. Fe.
Câu 14: Trong các kim loại sau : K, Fe, Ba và Mg, kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Fe.    B.Ba.    C.K.    D. Mg.
Câu 15: Trong nước tự nhiên thường có lẫn một lượng nhỏ muối Ca(NO3)2 ; Mg(NO3)2 ; Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại đồng thời các cation trong các muối trên ra khỏi nước ?
A. NaOH    B.Na2CO3    C.K2SO4    D.NaNO3
Câu 16: Hoà tan 5,6 gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng (dư). Sau khi phản ứng kết thúc, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N) và dung dịch có chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 18,0.    B.24,2.    C.31,1.    D. 11,8.
Câu 17: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3) 2 và AgNO3, sau khi các phàn ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là
A. Al, Fe, Ag.
B. Fe, Cu, Ag.
C. Al, Fe, Cu.
D. Al, Cu, Ag.
Câu 18: Hoà tan hoàn toàn hồn hợp X gồm X mol Ba và y mol Al vào nước thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Giá trị cùa V là
A. V = 22,4(x + 3y).
B. V = 11,2(2x + 3y).
C. V = 22,4(x + y).
D. V = 11,2(2x + 2y).
Câu 19: Tên gọi của CH3OOC-C2H5 là
A. metyl axetat.
B. metyl propionat.
C. etyl axetat.
D. etyl propionat
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp xenlulozơ, tinh bột, glucozo, saccarozơ cần 4,48 lít O2 (đktc), thu được 3,51 gam nước. Giá trị của m là
A. 5,91.    B. 5,81.    C.6,04.    D. 5,6.
Câu 21: Số amin bậc hai là đồng phân của nhau, có cùng công thức phân tử C5H13N là
A.6.    B. 5.    C. 7.    D.4.
Câu 22: Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH dư, thu được dung dịch chứa 84,75 gam muối. Giá trị của m là
A. 66,75.    B. 55,65.    C. 65,55.    D. 56,25.
Câu 23: Quá trình chế biến nước mía để thu được đường kết tinh (chỉ chứa 2% tạp chất) và rỉ đường (chứa 25% đường nguyên chất). Biết rằng chỉ 70% đường thu được ở dạng kết tinh, phần còn lại nằm trong rỉ đường. Lượng đường kết tinh thu được từ 260 lít nước mía có nồng độ đường 7,5% và khối lượng riêng 1,103 g/ml là
A. 15,363 kg.    B. 13,363 kg.    C. 14,755 kg.    D. 23,045 kg.
Câu 24: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là
A. metyl aminoaxetat.
B. axit a-amino propionic.
C. axit P-amino propionic.
D. amoni acrylat.
Câu 25: Hoà tan hoàn toàn 80,7 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3) 2 và KCl vào H2O thu được dung dịch Y. Điện phân Y (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân, thu được số mol khí thoát ra ở anot bằng 3 lần số mol khí thoát ra từ catot. Lấy 1/2 Y cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được y gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của y là
A. 86,1.    B. 53,85.    C. 43,05.    D. 29,55.
Câu 26: Hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 3. Hoà tan hoàn toàn 20,7 gam X bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 1,008 lít (đktc) khí Y duy nhất và dung dịch z chứa 108,9 gam muối. Y là
A. NO.    B. N2.    C. NO2.    D. N2O.
Câu 27: Nung 7,84 gam Fe trong không khí, sau một thời gian thu được 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho X phản ứng hết với 600 ml dung dịch HNO3 1M, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng tối đa với V ml dung dịch NaOH 2M. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 240.    B. 300.    C. 210.    D. 280.
Câu 28: Cho 3,16 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg vào 250 ml dung dịch Cu(NO3) 2, thu được dung dịch Y và 3,84 gam chất rắn z. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, lọc kết tủa, nun£ trong không khí đến khối lượng không đổi được 1,4 gam chất rắn T gồm 2 oxit. Biểt các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phân trăm khối lượng của Mg trong hôn hợp X là
A. 11,93%.    B. 11,99%.    C. 11,33%.    D. 11,39%
Câu 29: Hỗn hợp X gồm Al và Cr2O3 có khối lượng 23,3 gam. Để hoà tan hết X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,5 mol NaOH. Nung nóng X để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y. Để hoà tan hết Y cần vừa đủ a mol HCl trong dung dịch, giá trị của a là
A. 1,3.    B. 1,5.    C. 0,5.    D. 0,9.
Câu 30: Có các nhận xét sau :
(a) Các kim loại Na và Ba đều là kim loại nhẹ.
(b) Độ cứng của Cr lớn hơn độ cứng của Al.
(c) Cho K vào dung dịch CuSO4 thu được Cu.
(d) Độ dẫn điện của các kim loại giảm dần theo thứ tự Ag, Cu, Al
(e) Có thể điều chế Mg bằng cách cho khí co khử MgO ở nhiệt độ cao.
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
A. 4.    B. 3.    C. 5.    D. 2.
Câu 31: Cho 15,84 gam este no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 30 ml MOH 20% (D = 1,2 g/ml) với M là kim loại kiềm. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn đung dịch thu được chất rắn X. Đốt chảy hoàn toàn X thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O và 9,54 gam M2CO3. Kim loại M và công thức cấu tạo của este ban đầu là
A. Na và HCOOC2H5.
B. K và HCOOCH3.
C. Na và CH3COOC2H5.
D. K và CH3COOCH3.
Câu 32: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m gam hỗn hợp gồm X và Y (có tị lệ số mol của X và Y tương ứng là 1 : 3) với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn T, thu được 23,745 gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 78,400.
B. 19,455
C. 17,025.
D. 68,100
Câu 33: Cho các nhận định sau :
1. Protein luôn có khối lượng phân tử lớn hơn cacbohiđrat.
2. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
3. Các peptit thuỷ phân hoàn toàn tạo các α-amino axit.
4. Các polime không cỏ nhiệt độ nóng chảy xác định.
5. Điều chế poli(vinyl ancol) bằng cách trùng hợp ancol vinylic.
Số nhận định sai là :
A. 1.    B.2.    C.3.    D.4.
Câu 34: Cho các phát biểu sau :
(a) Saccarozơ được cấu tạo từ hai α-glucozơ.
(b) Oxi hoá glucozơ, thu được sobitol.
(c) Trong phân tử fructozơ có một nhóm -CHO.
(d) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(e) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có ba nhóm -OH.
(f) Saccarozơ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm
Số phát biểu đúng là
A. 2.    B. 3.    C. 5.    D. 4   
Câu 35: Hỗn hợp X gồm một ancol và một axit cacboxylic đều no, đon chức, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Đôt cháy hoàn toàn 51,24 gam X, thu được 101,64 gam CO2. Đun nóng 51,24 gam X với xúc tác H2SO4 đặc, thu được m gam este (hiệu suất phản ứng este hoá bằng 60%). Giá trị của m gần nhất với
A.25,1.    B. 28,5    C. 41,8.    D. 47,6.
Câu 36: Hỗn hợp X gồm các este thuộc loại họp chất thơm, là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C8H8O2 Cho X tác đụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, tổng số muối và tổng số ancol thu được sau phản ứng lần lượt là
A. 5 và 2.
B. 6 và 1.
C. 5 và l.
D. 7 và 2.
Câu 37: Cho 2,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với 0,2 lít dung dịch AgNO3 nồng độ x mol/1. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 7,72 gam chất rắn z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 2,8 gam chất rắn. Giá trị của X là
A. 0,70.    B. 0,64.    C. 0,32.    D. 0,35.
Câu 38: Hoà tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl a mol/l thu được dung dịch Y và còn lại 1,0 gam Cu không tan. Nhúng thanh Mg vào Y, sau khi phản ứng hoàn toàn nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng thêm 4,0 gam và có 1,12 lít khí H2 (đktc) thoát ra (giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám hết vào thanh Mg). Khối lượng Cu trong X và giá trị của a lần lượt là
A. 4,2 gam và 0,75.
B. 4,2 gam và 1.
C. 3,2 gam và 2.
D. 3,2 gam và 0,75.
Câu 39: Hỗn hợp E gồm hai este đơn chức, là đồng phân cấu tạo và đều chứa vòng benzen. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH (dư) thì có tối đa 2,40 gam NaOH phản ứng, thu được dung dịch T chứa 5,32 gam hai muối. Khối lượng muối của axit cacboxylic trong T là
A. 1,64 gam.    B. 2,72 gam.    C. 3,28 gam.    D. 2,46 gam.
Câu 40: X và Y là 2 đồng phân mạch hở có cùng công thức phân tử là C4H9O2N. X tác dụng với dung dịch NaOH thu được muối X1 và họp chất hữu cơ X2 có phần trăm khối lượng cacbon là 73,16%. Y có trong tự nhiên, khi tác dụng với dung dịch NaOH thu được muối Y1 có phần trăm khối lượng natri là 18,40%. Cho 5,15 gam hồn hợp X và Y với tỉ lệ mol nX : nY = 2 : 3 tác dụng với 100 ml dung dịch KOH 1 M thu được dung dịch z. Cô cạn dung dịch z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 5,34.    B. 5,62.    C. 6,54.    D 8,71.
Đáp án:
Hướng dẫn giải
Câu 37:
Câu 38:
Câu 39:


Câu 40:
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM