Bài tập trắc nghiệm Hóa 12 Bài 38: Luyện tập: Tính chất hóa học của crom và hợp chất của crom

Câu 1: Ở nhiệt độ thường, crom tác dụng với phi kim nào sau đây ?
A. F2.    B.S.    C.Cl2.    D. O2.
Câu 2: Hãy cho biết hợp chất nào sau đây có thể điều chế trực tiếp từ crom ?
A. CrCl3    B. K2Cr2O7    C. CrO3    D. KCrO2
Câu 3: Nhận xét nào sau đây sai ?

A. Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm
B. Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.
C. Cr2O3 tan trong dung dịch kiềm loãng.
D. Ion Cr3+ vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
Câu 4: Giữa các ion CrO42- và ion Cr2O72- có sự chuyển hoá cho nhau theo cân bằng hoá học sau :
Nếu thêm dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2CrO4 thì sẽ có hiện tượng
A. từ màu vàng chuyển màu da cam.
B. từ màu da cam chuyển màu vàng.
C. từ màu da cam chuyền thành không màu.
D. từ màu vàng chuyến thành không màu.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn bột crom trong oxi (dư) thu được 4,56 gam một oxit (duy nhất). Khối lượng crom bị đốt cháy là
A. 0,78 gam.    B. 3,12 gam.     C. 1,74 gam.     D. 1,19 gam.
Câu 6: Đem nung 13,0 gam Cr trong khí O2 thì thu được 15,0 gam chất rắn X. Hoà tan hoàn toàn X. trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 (đktc) thu được là:
A. 4,48 lít.    B. 6,72 lít.    C. 8,40 lít.    D. 5,60 lít.
Câu 7: Muối amoni đicromat bị nhiệt phân theo phương trình :
(NH4)2Cr2O7 → Cr2O3 + N2 + 4H2O.
Khi phân hủy 48 gam muối này thấy còn 30 gam gồm chất rắn và tạp chất không bị biến đổi. Phần trăm tạp chất trong muối là
A. 8,5%.    B. 6,5%.    C. 7,5%.     D. 5,5%
Hướng dẫn giải và Đáp án
1-A
2-A
3-C
4-A
5-B
6-D
7-D
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM