Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8: Liên bang nga (tiết 2)

Bài 8: Liên bang nga (tiết 2)

Tiết 2: Kinh tế
Câu 1. Biểu hiện cơ bản nhất chứng tỏ LB Nga từng là trụ cột của Liên bang Xô viết là
A. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về diện tích trong Liên Xô.
B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về dân số trong Liên Xô.
C. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về sản lượng các ngành kinh tế trong Liên Xô.
D. Chiếm tỉ trọng lớn nhất về số vốn đầu tư trong toàn Liên Xô.
Câu 2. Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất của LB Nga so với Liên Xô cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX là
A. Khai thác khí tự nhiên
B. Khai thác gỗ, sản xuất giấy và xenlulô.
C. Khai thác dầu mỏ.
D. Sản xuất điện.
Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã?
A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định.
B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.
C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.
D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Câu 4. Một trong những nội dùng cơ bản của chiến lược kinh tế mới của LB Nga từ năm 2000 là
A. Sản lượng các ngành kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
B. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế tập trung bao cấp.
C. Hạn chế mở rộng ngoại giao.
D. Coi trọng châu Âu và châu Mĩ.
Câu 5. Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về kinh tế của LB Nga sau năm 2000 là
A. Sản lượng các ngành kinh tế tăng, dự trữ ngoại tệ đứng đầu thế giới.
B. Thanh toán xong các khoản nợ nước ngoài, giá trị xuất siêu tăng.
C. Đứng hàng đầu thế giới về sản lượng nông nghiệp.
D. Khôi phục lại được vị thế siêu cường về kinh tế.
Câu 6. Một trong những thành tựu quan trọng đạt được về xã hội của LB Nga sau năm 2000 là
A. Số người di cư đến nước Nga ngày càng đông.
B. Gia tăng dân số nhanh.
C. Đời sống nhân dân đã được cải thiện.
D. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn.
Câu 7. Ngành công nghiệp mũi nhọn, hằng năm mang lại nguồn tài chính lớn cho LB Nga là
A. Công nghiệp hàng không – vũ trụ.
B. Công nghiệp luyện kim.
C. Công nghiệp quốc phòng.
D. Công nghiệp khai thác dầu khí.
Câu 8. Các ngành công nghiệp truyền thống của LB Nga là:
A. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, điện tử - tin học.
B. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, luyện kim màu.
C. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, hàng không.
D. Năng lượng, chế tạo máy, luyện kim đen, vũ trụ.
Câu 9. Các trung tâm công nghiệp truyền thống của LB Nga thường được phân bố ở
A. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Xanh Pê-téc-bua.
B. Đồng bằng Đông Âu, Trung tâm U-ran, Xanh Pê-téc-bua.
C. Đồng bằng Đông Âu, U-ran, Tây Xi-bia.
D. Đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, Xanh Pê-téc-bua.
Câu 10. Các ngành công nghiệp hiện đại được LB Nga tập trung phát triển là
A. Sản xuất ô tô, chế biến gỗ.
B. Điện tử - tin học.
C. Đóng tàu, hóa chất.
D. Dệt may, thực phẩm.
Câu 11. Ý nào sau đây là điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất nông nghiệp của LB Nga?
A. Quỹ đất nông nghiệp lớn.
B. Khí hậu phân hoá đa dạng.
C. Giáp nhiều biển và đại dương.
D. Có nhiều sông, hồ lớn.
Câu 12. Ý nào sau đây không đúng với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của LB Nga?
A. Có đủ các loại hình giao thông.
B. Có hệ thống đường sắt xuyên Xi-bia.
C. Giao thông vận tải đường thủy hầu như không phát triển được.
D. Nhiều hệ thống đường được nâng cấp, mở rộng.
Câu 13. Ý nào sau đây đúng với họat động ngoại thương của LB Nga?
A. Giá trị xuất khẩu luôn cân bằng với giá trị nhập khẩu.
B. Hàng xuất khẩu chính là thủy sản, hàng công nghiệp nhẹ.
C. Hàng nhập khẩu chính là dầu mỏ, khí đốt.
D. Tổng kim ngạch ngoại thương liên tục tăng.
Câu 14. Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của Nga là:
A. Mát-xcơ-va và Vôn-ga-grát.
B. Xanh Pê-téc-bua và Vôn-ga-grát
C. Vôn-ga-grát và Nô-vô-xi-biếc.
D. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua.
Câu 15. Vùng Trung ương có đặc điểm nổi bật là
A. Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất.
B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
C. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp hạn chế.
D. Phát triển kinh tế để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Câu 16. Vùng Trung tâm đất đen có đặc điểm nổi bật là
A. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản.
B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
C. Tập trung nhiều ngành công nghiệp; sản lượng lương thực lớn.
D. Công nghiệp khai thác kim loại màu, luyện kim, cơ khí phát triển.
Câu 17. Vùng U-ran có đặc điểm nổi bật là
A. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp còn hạn chế.
B. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ.
C. Các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp phát triển.
D. Công nghiệp và nông nghiệp đều phát triển mạnh.
Câu 18. Vùng Viễn Đông có đặc điểm nổi bật là
A. Vùng kinh tế có sản lượng lương thực, thực phẩm lớn.
B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
C. Phát triển đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản.
D. Các ngành luyện kim, cơ khí, khai thác và chế biến dầu khí phát triển.
Câu 19. Ý nào sau đây không đúng với quan hệ Nga-Việt trong bối cảnh quốc tế mới?
A. Quan hệ Nga –Việt là quan hệ truyền thống.
B. Là đối tác chiến lược vì lợi ích cho cả hai bên.
C. Hợp tác toàn diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và khoa học kĩ thuật.
D. Đưa kim ngạch buôn bán hai chiều Nga-Việt đạt mức 1 tỉ USD/năm.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
A
A
B
C
D
B
Câu
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp án
C
B
A
C
D
D
A
B
Câu
17
18
19
Đáp án
A
C
D
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM