Đề thi trắc nghiệm Đại Học môn Hóa học: Đề 18

Câu 1: Cho các sơ đồ phản ứng :
Fe + A → FeCl2 + B
FeCl3 + B → FeCl2 + A
Các chất A, B lần lượt là
A. Cl2, FeCl3
B. HCl, H2
C. CuCl2, Cu
D. CuCl2, Fe

Câu 2: Cho Al tác dụng với dung dịch X tạo khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 32. X là dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc, nóng
B. HNO3 loãng
C. HNO3 đặc, nóng
D. HCl
Câu 3: Cho hỗn hợp chưa a mol Ba và b mol Al tan vào trong nước thấy chất rắn tan hoàn toàn. Mối quan hệ giữa a và b là
A. a = 2b
B. a ≥ b/2
C. a ≤ 2b
D. a ≤ b/2
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cr(OH)3 và dung dịch HCl
B. Cr và dung dịch H2SO4 loãng
C. Cr và dung dịch H2SO4 đặc nguội
D. CrO3 và H2O
Câu 5: Sắt phản ứng với chất nào sau đây tạo muối Fe(III)?
A. S
B. Cl2
C. Dung dịch HCl
D. Dung dịch CuSO4
Câu 6: Cho dãy các chất : Ag, CuO, Fe3O4, S, Na2CO3, Fe(OH)3. Số chất tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư và có tạo ra khí là
A. 3    B. 5    C. 4    D. 2
Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 8,96 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 39,4    B. 59,1    C. 78,8    D. 89,4
Câu 8: Ion kim loại X khi vòa cơ thể vượt mức cho phép sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển cả về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế ắc quy cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X là
A. Đồng     B. Magie    C. Chì    D. Sắt
Câu 9: Cho các loại tơ sau : nilon, vinilon, nitron, visco, axetat, bông, tơ tằm, capron. Số lượng tơ thiên nhiên, tổng hợp và nhân tạo lần lượt là
A. 2, 4, 2
B. 2, 3, 3
C. 1, 4 , 2
D. 3, 2, 3
Câu 10: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli (metyl metacrilat)
B. Poli (vinyl clorrua).
C. Poli isopren
D. Poli caproamit
Câu 11: Tên gọi theo danh pháp thay thế của amin CH3-NH-C2H5 là
A. Etylmetyl amin
B. Propanamin
C. N-etylmetanamin
D. N-metyletanamin
Câu 12: Từ 1 tấn mùn cưa (chứa 80% xenlulozo, còn lại là tạp chất trơ) có thể điều chế được khối lượng cồn thực phẩm 45o (hiệu suất của toàn bộ quá trình là 64,8%, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml) là
A. 0,930 tấn     B. 0,968 tấn    C. 0,744 tấn    D. 0,818 tấn
Câu 13: Dãy các kim loại chỉ khử Fe3+ thành Fe2+ là
A. Zn, Pb, Sn
B. Fe, Cu, Ni
C. Mg, Al, Zn
D. Cu, Al, Fe
Câu 14: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào không tạo muối sắt (III)?
A. Cho bột sắt vào dung dịch axit sunfuric loãng, nóng
B. Nung nóng hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh
C. Hòa tan sắt (III) oxit trong dung dịch axit HI
D. Đốt thanh sắt trong khí clo
Câu 15: Hòa tan hết 6,25 gam hỗn hợp gồm M và M2O (M là kim loại kiềm) vào H2O, thu được dung dịch X chứa 8,4 gam chất tan và 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Li    B. Rb    C. Na    D. K
Câu 16: Hòa tan 23,2 gam Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 vừa đủ thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, sau đó để trong không khí tới khối lượng kết tủa không thay đổi thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 32,1    B. 123,6    C. 125,3    D. 93,2
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Al(OH)3 và Cr(OH)3 đều là hidroxit lưỡng tính và có tính khử
B. SO3 và CrO3 đều là oxit axit và có tính oxi hóa mạnh
C. Fe(OH)2 và Cr(OH)2 đều có tính bazo và tính khử
D. Al và Cr đều không tác dụng với HNO3 đặc, nguội
Câu 18: Cho dãy các kim loại sau : Na, Ca, Cr, Fe, Al, Mg. Số kim loại trong dãy các chất trên tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 3    B. 2    C. 4    D. 5
Câu 19: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam triglixerit Y bằng dung dịch KOH thu được 9,2 gam glixerol và 95,8 gam hỗn hợp muối của axit linoleic và axit oleic. Mặt khác, m gam Y tác dụng được với tối đa a mol H2 (xúc tác Ni, đung nóng). Giá trị của a là
A. 0,2     B. 0,4    C. 0,1    D. 0,3
Câu 20: Chất hữu cơ X (chứa vòng benzen) có công thức là CH3COOC6H4OH. Khi đun nóng, amol X tác dụng được với tối đa bao nhiêu mol NaOH trong dung dịch?
A. a mol    B. 2a mol    C. 3a mol    D. 4a mol
Câu 21: Phát biểu nào sau đây về amino axit không đúng?
A. Hợp chất H2N-COOH là amino axit đơn giản nhất
B. Ngoài dạng phân tử (H2N-R-COOH) amino axit còn tồn tại ở dnajg ion lưỡng cực
C. Amino axit vừa có khả năng phản ứng với dung dịch HCl vừa có khả năng phản ứng được với dung dịch NaOH
D. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
Câu 22: Cho một số polime : poli(vinyl clorua), polietilen, polistiren, polibutadien, poli(butadien-stiren), poli(phenol – fomandehit), tơ nilon-6,6, poli(metyl metacrylat). Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
A. 6    B. 5    C. 7    D. 4
Câu 23: Trong các chất sau: CH3COOCH3, CH3NH2, C6H5NH3Cl, H2N-CH2COOH, số chất tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 1    B. 2    C. 3    D. 4
Câu 24: Trong các chất sau : CH3COOCH3, CH3NH2, H2N-CH2COOH, saccarozo, số chất tác dụng với dung dịch HCl là :
A. 1    B. 2    C. 3    D. 4
Câu 25: Tiến hành các thí nghiệm sau :
(a) Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
(b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(c) Dẫn khí H2 dư qua Fe2O3 nung nóng.
(d) Cho Zn vào dung dịch AgNO3
(e) Nung hỗn hợp gồm Al và CuO (không có không khí)
(g) Điện phân nóng chảy NaCl với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 5    B. 2    C. 4    D. 3
Câu 26: Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1,75 M thì thu được a gam kết tủa. Mặt khác khi cho 2V lít dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 1,75M thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của V và a tương ứng là
A. 0,25 và 6,5
B. 0,30 và 7,8
C. 0,35 và 9,1
D. 0,4 và 10,4
Câu 27: Hòa tan Fe3O4 trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với số chất trong dãy: Cu, NaOH, Br2, AgNO3, KmnO4, MgSO4, Mg(NO3)2, Al, H2S là
A. 5    B. 8    C. 6    D. 7
Câu 28: Cho 3,39 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol N2O và 0,02 mol NO (không còn sản phẩm khử nào khác). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch sau phản ứng là
A. 5,25 gam     B. 9,59 gam    C. 12,07gam    D. 5,87 gam
Câu 29: Cho các nhận định sau :
1. Gang là hợp chất của Fe và C
2. Hàm lượng C trong gang nhiều hơn trong thép
3. Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám
4. Ion Fe2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe3+.
5. Sắt, crom không tác dụng với HNO3 đặc nguội.
6. Cho lượng dư dung dịch HCl vào dung dịch catri aluminat tạo kết tủa trắng.
Số nhận định đúng là
A. 2    B. 3    C. 4    D. 5
Câu 30: Cho a gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư, thấy có 1 mol axit phản ứng và còn lại 0,256a gam chất rắn không tan. Mặt khác, khử hoàn toàn a gam hỗn hợp X bằng CO dư thu được 42 gam chất rắn Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
A. 25,6%    B. 32,0%    C. 50,0%    D. 44,8%
Câu 31: Hỗn hợp A gồm X, Y (MX < MY) là 2 este đơn chức, có chung gốc axit. Đun nóng m gam A với 400 ml dung dịch KOH 1M thu được dung dịch B (có chứa KOH dư) và (m-12,6) gam hỗn hợp hơi gồm 2 andehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp, có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu được (m + 6,68) gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của X trong A là
A. 54,66%    B. 45,55%    C. 30,37%    D. 36,44%
Câu 32: Cho 1,22 gam hỗn hợp X gồm 2 amin bậc 1 tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác khi đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol hỗn hợp X, dẫn hỗn hợp sản phảm qua dung dịch Ca(OH)2 dư, có 1,344 lít (đktc) khí thoát ra và khối lượng bình tăng m gam. Giá trị của m là
A. 5,28    B. 10,14    C. 6,82    D. 7,88
Câu 33: Chất hữu cơ X(C, H, O) có khối lượng mol bằng 152. 1 mol X phản ứng vừa đủ với 3 mol NaOH thu được 2 chất hữu cơ Y và Z. Chất Y phản ứng với NaOH (có mặt CaO, to ) thu được một hidrocacbon E. Có bao nhiêu chất hữu cơ có CTCT khác nhau thỏa mãn các tính chất trên của X?
A. 1    B. 2    C. 3    D. 4
Câu 34: Hỗn hợp X gồm axit cacboxylic đơn chức Y và este đơn chức Z. Đung nóng hỗn hợp X với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được p gam một ancol T vaf 24,4 gam hỗn hợp rắn khan E gồm 2 chất có số mol bằng nhau. Cho p gam T tác dụng với Na dư thoát ra 0,56 lít khí (ở đktc). Trộn đều 24,4 gam E với CaO, sau đó nung nóng hỗn hợp, thu được m gam khí G. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,2    B. 6,4    C. 0,8     D. 1,6
Câu 35: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic và một este đều đơn chức với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một ancol X và 24,4 gam hỗn hợp rắn khan Y gồm 2 chất có số mol bằng nhau. Nung nóng 24,4 gam Y có mặt CaO, thu được m gam khí Z. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
A. 3,2    B. 6,4    C. 0,8    D. 1,6
Câu 36: Thủy phân hoàn toàn hợp chất X trong 100 ml dung dịch NaOH 1M chỉ tạo ra một muối của α-amino axit có dạng NH2-R(COONa)2 và một ancol Y. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng, thu được 1,84 gam Y và 6,22 gam chất rắn khan. Đun nóng 1,84 gam Y với dung dịch H2SO4 đặc ở 180oC thu được 0,672 lít anken (đktc), hiệu suất phản ứng tác nước là 75%. Biết X không tác dụng với Na, số đồng phân cấu tạo của X là
A. 2    B. 3    C. 4    D. 5
Câu 37: Cho 9,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe có tỉ lệ mol 1:1 phản ứng với hỗn hợp khí X gồm Cl2 và O2, sau phản ứng chỉ thu được hỗn hợp rắn gồm các oxit và muối clorua, không còn khí dư. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp sản phẩm bằng một lượng vừa đủ 360 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y, thu được 85,035 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của O2 trong hỗn hợp X là
A. 48,28%    B. 23,30%    C. 46,15%    D. 43,64%
Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 15,36 gam Cu vào 300 ml dung dịch HNO3 3M, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M. Lọc bỏ kết tủa rồi cô cạn dung dịch, sau đó nung tới khối lượng không đổi, thu được 39,66 gam chất rắn khan. Số mol HNO3 đã phản ứng với Cu là
A. 0,84    B. 0,56    C. 0,87    D. 0,72
Câu 39: X là peptit được tạo bởi các α-amino axit no, mạch hở, chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH; Y, Z là hai axit thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic; T là este 2 chức được tạo bởi Y, Z và glixerin. Đốt cháy 11,76 gam hỗn hợp hơi E chứa X, Y, Z, T (trong đó số mol của X bằng số mol của T) cần dùng 0,535 mol O2 thu được 6,48 gam nước. Mặt khác đun nóng 11,76 gam E cần dùng 160 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 10,98    B. 18,18    C. 15,92    D. 18,48
Câu 40: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở( trong đó Y và Z không no, chứa một liên kết C=C trong phân tử). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chúa X, Y, Z với O2 vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 118,89 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M( vừa đủ) thu được hỗn hợp F chỉ chúa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Thêm KOH rắn, CaO rắn dư vào F rồi nung thu được hỗn hợp khí G. Phần trăm khối lượng của khí có phân tử khối nhỏ trong G gần nhất với
A. 11,6%    B. 12,5%    C. 13,3%    D. 10,9%
Đáp án:
Hướng dẫn giải
Câu 37:
Câu 38:
Câu 39:
Câu 40:
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM