HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐMĐ: HÁT, VẬN ĐỘNG BÀI HÁT “VUI ĐẾN TRƯỜNG”

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐMĐ: HÁT, VẬN ĐỘNG BÀI HÁT “VUI ĐẾN TRƯỜNG”
TCDG: NU NA NU NỐNG
TCTD: CHƠI TỰ DO Ở CÁC GÓC

I/ Mục đích:
- Nhằm thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ, thoả mãn nhu cầu vận động, vui chơi, hít thở bầu không khí trong lành, góp phần phát triển trí lực cho trẻ.
- Trẻ biết hát múa theo cô bài hát “Vui đến trường”
- Phát triển ngôn ngữ, quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ biết yêu quí cô giáo và biết chơi đoàn kết với bạn

II/ Chuẩn bị:
   - Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
   - Bộ xếp hình

III/ Tiến hành:

Hoạt Động Của Cô
Hoạt động của trẻ
1/ Giới thiệu:
- Cho trẻ đọc thơ “Bé đến trường”
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ
- Giáo dục trẻ biết yêu quí cô giáo và biết chơi đoàn kết với bạn

2/ Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động mục đích:
- Các con đang học chủ đề gì?
- Cô mở nhạc bài hát “Vui đến trường”
- Chúng ta đang nghe bài gì?
- Hôm nay chúng ta cùng hát và vận động cả bài hát “Vui đến trường”
- Cô cùng trẻ hát múa và vận động bài hát “Vui đến trường”
- Cô hát cho cháu nghe kết hợp phụ họa
- Nội dung: bài hát nói về 1 bạn nhỏ sáng thức dạy đã đánh răng, rửa mặt sạch sẽ để đến trường, đến trường bạn được gặp cô và các bạn rất là vui
- Giáo dục: trẻ chăm ngoan, biết yêu thương cô, chơi đoàn kết với bạn
- Hôm nay cô thấy lớp mình học ngoan và giỏi nên cô sẽ cho các con chơi trò chơi các con có thích không nào?
Trò chơi dân gian: Nu na nu nống
- Cách chơi Số lượng khoảng từ 8 - 10 trẻ. Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc các câu đồng dao. Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân, bắt đầu từ đầu tiên của bài đồng dao là từ "nu"sẽ đập nhẹ vào chân 1, từ "na" sẽ đập vào chân 2 của người đầu, tiếp theo đến chân của người thứ hai thứ ba...theo thứ tự từng người đến cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến từ "trống" . Chân của ai gặp từ "trống" thì co chân đó lại, ai co đủ hai chân đầu tiên người đó sẽ vế nhất, ai co đủ hai chân kế tiếp sẽ về nhì... người còn lại cuối cùng sẽ là người thua cuộc. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu.- Cho trẻ chơi, sau mỗi lần chơi cô kiểm tra kết quả và tuyên dương trẻ.

* Trò chơi tự chọn:
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc
- Trẻ thực hiện, cô quan sát, nhận xét, tuyên dương.
3/ Kết thúc:
- Cô dùng xắc xô tập trung trẻ lại.
- Cô nhận xét quá trình hoạt động của trẻ.
- Cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi và vệ sinh trước khi vào lớp.

- Trẻ đọc thơ
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe


- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý
- Trẻ thực hiện

- Trẻ lắng nghe



- Trẻ chú ý.






Trẻ lắng nghe



- Trẻ chơi

- Trẻ thực hiện.





- Trẻ tập trung.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vào lớp.
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM