HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ MÔN : TẠO HÌNH PHỐI HỢP CÁC KĨ NĂNG NẶN ĐỂ NẶN THÀNH CƠ THỂ BÉ

HOẠT ĐỘNG HỌC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
MÔN : TẠO HÌNH
PHỐI HỢP CÁC KĨ NĂNG NẶN ĐỂ NẶN THÀNH CƠ THỂ BÉ


I/- Mục đích-yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ biết làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn cơ thể bé tương đối hoàn chỉnh
-Trẻ biết nặn cơ thể bé đầy đủ các bộ phận: đầu, mình, tay, chân cân đối hoàn chỉnh.

2.Kỹ năng :
-Trẻ biết dùng các kĩ năng đã học như: Chia đất, xoay tròn, lăn dài để nặn người đủ các bộ phận đầu, mình, tay, chân.
- Phát triển sự khéo léo của đôi ban tay.
Phối hợp các kĩ năng nặn  để tạo thành sản phẩm có bố cục cân

3.Thái độ:
- Trẻ biết bảo vệ sản phẩm của mình.

II/ Chuẩn bị:
- 3 mẫu nặn sẵn cho cô.
- Đất nặn, bảng con cho trẻ.
- Băng đĩa có bài hát về chủ đề.
- Tích hợp: AN, MTXQ.


III/-Tiến hành:

Hoạt động của cô


Hoạt động của trẻ
I.Hoạt động 1: Tập trung chú ý trẻ.
     Hát và vận động bài “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”
II.Hoạt động 2: Quan sát và trò chuyện
Chúng ta vừa làm gì?
Bé lắc lư các bộ phận nào của cơ thể?
Cơ thể người có những bộ phận nào?
Nhìn xem cô nặn được gì?
Bạn nào cho cô biết cô nặn người có những bộ phận nào?
Phần đầu người có dạng hình gì?
Còn thân người?
2 tay và 2 chân có dài bằng nhau không?
Hôm nay cô sẽ tổ chức hội thi nặn người, để xem ai là nghệ nhân giỏi của lớp chúng ta  nhé!
* Cô làm mẫu:-    Cô vừa nặn vừa phân tích:
Cô lấy 3 thỏi đất (vàng, đỏ, nâu) nhồi lần lược cho mềm, sau đó lấy phần đất màu vàng chia ra 2 phần để nặn đầu và tay, phần dất màu đỏ cô giữ nguyên để nặn mình, phần đất màu nâu cô chia làm 2 phần để nặn 2 chân. Chia đất xong cô tiến hành nặn các bộ phận.
+ Nặn đầu: cô dùng kĩ năng xoay tròn viên đất màu vàng, phần còn lại cô tiếp tục chia ra làm 2 phần, cô lăn dọc 2 phần đều nhau để nặn 2 tay…
 + Cô lấy viên đất màu đỏ xoay cho tròn rồi lăn dài, dùng tay miết cho
 bóng để làm mình
+ 2 phần đất màu nâu cô cũng lăn dài, sao cho đều nhau để lảm chân
 Nặn xong cô gắn đính các phần lại với nhau. Cô vẽ thêm mắt, mũi, miệng. Thế là cô đã hoàn thành sản phẩm rồi.
Cô hỏi lại vài trẻ muốn nặn người trước tiên con làm gì?
Các bộ phận con nặn ra sao?
Nặn xong con làm gì
Để cho đôi tay sạch khi nặn xong con phải làm gì?
III.Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
 *4T: Trẻ biết làm lõm, dỗ bẹt, bẻ loe, vuốt nhọn, uốn cong đất nặn để nặn cơ thể bé tương đối hoàn chỉnh
*5T:Trẻ biết nặn cơ thể bé đầy đủ các bộ phận: đầu, mình, tay, chân cân đối hoàn chỉnh.
Trẻ nặn, cô bao quát. Gợi ý, giúp đỡ những trẻ còn lúng túng.
 Cô mở nhạc trẻ thực hiện
IV.Hoạt động 4: Trưng bày, nhận xét sản phẩm.
Trẻ mang sản phẩm trưng lên bàn cho cả lớp xem chung.
Cô mời vài cháu, gợi cho trẻ quan sát và tự nhận xét. Hỏi trẻ thích sản phẩm nào? Vì sao?
Cô nhận xét sản phẩm của trẻ. (đẹp và chưa đẹp)

- Trẻ thực hiện

- Trẻ trả lời

- Trẻ tự trả lời.


Trẻ trả lời





- Trẻ chú ý


Trẻ quan sát









Trẻ trả lời.





-trẻ chú ý


Trẻ thực hiện


- Trẻ xem
- Nhận xét
-Trẻ lắng nghe
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM