CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC CHỦ ĐỀ NHÁNH 3: CƠ THỂ BÉ

I/ Dự kiến các góc chơi:
- Góc xây dựng: xây  nhà của bé.
-Góc phân vai: Bác sĩ, bán hàng.
-Góc học tập: Xem tranh ảnh, trò chuyện về chức năng các bộ phận của cơ thể.
-Góc nghệ thuật: Vẽ các bộ phận còn thiếu trên cơ thể.
-Góc âm nhạc: hát các bài hát trong chủ đề bản thân.


II/ Kế hoạch chi tiết:

Các góc
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
Bổ sung
1. Góc xây dựng: : Xây dựng nhà của bé

- Trẻ biết xây dựng nhà có: tường rào, cổng ngõ, các phòng khám bệnh, nhà vệ sinh, cây cối, hoa…
- Qua hoạt động xây dựng, giúp trẻ biết sắp xếp bố cục hợp lý.
- Trẻ biết bàn bạc, phối hợp với bạn cùng chơi để chọn ra bác trưởng công trình, biết phân công công việc cho chú công nhân khác.
- Phát triển óc sáng tạo, sự khéo léo của đôi bàn tay.
- Giáo dục trẻ ăn uống đủ chất, không chơi ngoài nắng.
- Gạch, nhà, cây, hoa…xếp ngay ngắn trên kệ theo từng loại.
1. Thoả thuận trước khi chơi:
- Tuần này, lớp mình đang thảo luận về chủ đề gì?
- Trong lớp mình có những góc chơi nào?
- Cho trẻ đi chỉ các góc?
-Cho trẻ đi chọn góc chơi.
- Hôm nay, lớp mình có những đồ chơi mới nào?
- Ai là nhóm trưởng nhóm xây dựng?
- Ở góc xây dựng sẽ xây gì?
- Cần những nguyên vật liệu gì?
- Cô bán hàng có nhiệm vụ gì?
- Khi các con bị đau, bố mẹ sẽ đưa các con đến gặp ai?
- Bác sĩ làm những công việc gì?
- Để có nhiều bức tranh thật đẹp, phải nhờ đến ai?
- Ở góc học tập sẽ làm gì?
- Góc âm nhạc sẽ làm gì?
- Cô thống nhất lại và giáo dục: trẻ có ý thức kỷ luật trong khi chơi, không chạy nhảy nhiều, không ồn ào, không nói to làm ảnh hưởng đến nhóm khác, có thói quen hành vi văn minh.
2. Quá trình chơi:
- Cô cho trẻ về góc chơi, tự lựa chọn vai chơi và chơi.
- Cô đến từng góc chơi quan sát và đóng vai cùng với trẻ khi cần thiết, giúp trẻ tạo mối quan hệ giữa các vai chơi, nhóm chơi.
- Đặc biệt cô chú ý đến góc chính: xây dựngnhà của bé, cô gợi ý và giúp đỡ để trẻ hoàn thành công trình của mình.
- Trước khi hết giờ 10 phút cô thông báo để trẻ trẻ về góc chơi và hoàn thành sản phẩm.
3. Nhận xét sau khi chơi:
- Cô cho trẻ ngừng chơi.
- Cô đến từng góc chơi, cho trẻ tự nhận xét nhóm chơi và tuyên dương trẻ theo hình thức cuốn chiếu. Lần lượt cho đến hết. Cuối cùng tập trung trẻ lại góc xây dựng.
- Mời trẻ lên nhận xét về công trình.
- Cô nhận xét tuyên dương các góc chơi, giáo dục.
- Cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, cho trẻ đi vệ sinh cá nhân.
...
2. Góc phân vai:
- Bác sĩ.
- Bán hàng

- Nhóm Bác sĩ: trẻ biết đóng vai bác sĩ, y tá và bệnh nhân.
- Nhóm cửa hàng ăn uống: trẻ biết công việc của người bán, người mua, biết tỏ thái độ lịch sự, tôn trọng, niềm nở.
- Thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các vai chơi, nhóm chơi, trẻ biết liên kết các vai chơi, nhóm chơi.
- Phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp mạch lạc.
- Tranh chủ điểm dán lên tường.
- Bộ đồ chơi gia đình, bác sĩ, bán
hàng và một số đồ chơi trong lớp.

3. Góc học tập: Xem tranh ảnh, trò chuyện về chức năng các bộ phận của cơ thể.

- Trẻ được xem tranh ảnh, trò chuyện về chức năng các bộ phận của cơ thể.


- Tranh ảnh về các bộ phận của cơ thể.

4. Góc nghệ thuật: Vẽ những bộ phận còn thiếu của cơ thể và tô màu.

- Trẻ biết vẽ những bộ phận còn thiếu của cơ thể và tô màu
- Phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ sản phẩm của mình và của người khác.
- Tranh vẽ cơ thể thiếu 1 số bộ phận như: mắt, mũi, miệng, bút chì, bút màu, khăn lau..
5. Góc âm nhạc: Hát, biểu diễn các bài hát về chủ đề “Bản thân”.

- Trẻ nghe âm thanh, hát, múa, vận động các bài hát theo chủ đề.
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ.
- Trống, thanh gõ, micro...
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM