Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn Địa lí

- Đối với bài Địa lí, làm bài tốt là kế quả của cả quá trình học và ôn luyện. Vì thế, trong quá trình học - ôn - luyộn - thi, học sinh nhất thiết phải nắm vững nội dung và cấu trúc của bài thi. Cụ thể là :
a) Về nội dung, bài thi Địa lí bao gồm 2 phần (lí thuyết, thực hành) với tương quan lí thuyết/thực hành là 75% và 25% tổng số điểm,
Phần lí thuyết tập trung vào các chủ đề sau đây :

- Địa lí tự nhiên
    + Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.
    + Đặc điểm chung của tự nhiên.
    + Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên.
- Địa lí dân cư
    + Đặc điểm dân số và phân bố dân cư,
    + Lao động và việc làm.
    + Đô thị hóa.
- Địa lí các ngành kinh tế
    + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
    + Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp.
  • Đặc điểm nền nông nghiệp.
  • Vấn đề phát triển nông nghiệp.
  • Vấn đề phát triển thuỷ sản và lâm nghiệp.
  • Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
    + Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp.
  • Cơ cấu ngành công nghiệp.
  • Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm.
  • Tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
    + Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ.
  • Vấn đề phát triển giao thông vận tải.
  • Vấn đề phát triển thương mại, du lịch.
- Địa lí các vùng kinh tế
    + Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. vần đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.
    + vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.
    + Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
    + Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.
    + Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.
    + Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
    + Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo.
    + Các vùng kinh tế trọng điếm.
Phần thực hành gắn với các kĩ năng :
    + Đọc Atlat Địa lí Việt Nam.
    + Làm việc với bảng số liệu đã cho.
    + Làm việc với biểu đồ cho trước.
b) Đối chiếu với đề minh hoạ đã công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc của bài thi như sau :
- Phần lí thuyết (75% tổng số điểm)
    + Địa lí tự nhiên : 7 câu.
    + Địa lí dân cư : 3 câu.
    + Địa lí các ngành kinh tế : 10 câu.
    + Địa lí các vùng kinh tế : 10 câu.
- Phần thực hành (25% tổng số điểm)
    + Đọc Atlat Địa lí Việt Nam : 5 câu.
    + Làm việc với bảng số liệu : 3 câu.
    + Làm việc với biểu đồ : 2 câu.
- Đối với các câu hỏi liên quan đến Atlat Địa lí Việt Nam, để trả lời được, điều quan trọng nhất là phải biết đọc chú giải. Nguyên nhân các em không trả lời được câu hỏi về Atlat trong đề thi Địa lí của Kì thi THPT quốc gia năm học 2014-2015 và 2015 - 2016 chỉ đơn giản là không biết đọc chú giải.
Xin lưu ý, trong Atlat Địa lí Việt Nam có 2 cách chú giải
- Chú giải riêng cho từng trang Atlat.
- Chú giải chung cho cả Atlat (ở trang 3 - Kí hiệu chung).
Khi trong trang đã cho của câu hỏi không tìm thấy chú giải cho đối tượng địa lí phải trả lời thì nhanh chóng xem chú giài trang 3 .
- Đối với các câu hỏi liên quan đến số liệu thống kê thì có một vài cách hỏi- Cụ thể là chọn phương án đúng (sai) với 4 nhận xét cụ thể từ bảng số liệu, hoặc xác định dạng biểu đồ thích hợp nhất, hoặc yêu cầu phải xử lísố liệu mới trả lởi được v,v... Dù cách hỏi thế nào, khi trà lời cần thực hiện quy trình chung gồm 3 bước sau đây :
- Xem xét kĩ các số liệu đã cho.
- Nhanh chóng tìm ra mối tương quan hay tính quy luật giữa các số liệu.
- Trả lời theo yêu cầu câu hỏi.
- Đối với các câu hỏi liên quan đến biểu đồ cũng có một số cách hỏi như chọn phương án đúng (sai) đối với 4 nhận xét đã có, hoặc xác định nội dung thể hiện (thực chất là tên) của biểu đồ hoặc xứ lí sổ liệu từ biẻu đồ v.v...
Tương tự như làm việc với số liệu thống kê, để trả lời cần tiến hành quy trình chung với 3 bước sau dây :
- Xem xét kĩ biểu đồ đã cho (dạng biểu đồ, các số liệu trong biểu đồ...).
- Tim ra mối liên hệ hoặc tính quy luật giữa các đối tượng địa lí được thể hiện trên biếu đồ.
- Trả lời theo yêu cầu câu hỏi.
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM