Đề kiểm tra 1 tiết Địa Lí 11 (Đề 70)

Đề kiểm tra 1 tiết Địa Lí 11 (Đề 70)

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: (0,5 điểm) Rừng bao phủ phần lớn diện tích, đó là đảo nào ở Nhật Bản?
A. Đảo Kiu-xiu.
B. Đảo Hô-cai-đô.
C. Đảo Hôn-su.
D. Đảo Xi-cô-cư.

Câu 2: (0,5 điểm) Trong cơ cấu công nghiệp ở Đông Nam Á thì ngành nào sau đây phát triển mạnh nhất?
A. Chế tạo ôtô.
B. Sản xuất máy tính.
C. Sản xuất thiết bị điện.
D. Khai thác khoáng sản.
Câu 3: (0,5 điểm) Sản lượng điện của Đông Nam Á đạt bao nhiêu tỉ KWh năm 2003?
A. Đạt 349 tỉ kwh.
B. Đạt 439 tỉ kwh.
C. Đạt 520 tỉ kwh.
D. Đạt 934 tỉ kwh.
Câu 4: (0,5 điểm) Ô-xtrây-li-a là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau nước nào hiện nay?
A. Hoa Kì.
B. Trung Quốc.
C. Nhật Bản và Hoa Kì.
D. Hoa Kì và LB Đức.
Câu 5: (0,5 điểm) GDP của thế giới: 40.887,8 tỉ USD, Trung Quốc 1.649,3 tỉ USD chiếm tỉ trọng là:
A. 3,2%.            B. 4%.            C. 5,3%.            D. 6%.
Câu 6: (0,5 điểm) Năm 2000 đánh dấu sự kiện quan trọng của dân số Ấn Độ chính là:
A. Vượt dân số Trung Quốc.
B. Thực hiện tốt hạn chế dân số.
C. Vượt qua ngưỡng 1 tỉ người.
D. Xuất khẩu nhiều lao động nhất.
Câu 7: (0,5 điểm) Chiếm vị trí thứ ba thế giới (sau Hoa Kì và LB Đức) là ngành kinh tế nào của Trung Quốc (năm 2004)?
A. Thương mại.
B. Đánh bắt hải sản.
C. Sản lượng ôtô.
D. Sản lượng lúa mì.
Câu 8: (0,5 điểm) Đội ngũ khoa học – kĩ thuật với 3 triệu chuyên gia có bằng cấp ở Ấn Độ đứng sau nước nào?
A. Hoa Kì và Hàn Quốc.
B. Hoa Kì và LB Nga.
C. LB Đức.
D. Nhật Bản.

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (3 điểm) Giải thích tại sao mục tiêu của ASEAN là sự ổn định trong Đông Nam Á.
Câu 2: (3 điểm) Nêu những hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa ở Ấn Độ.
Đáp án và thang điểm

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
B
B
C
B
C
A
B

Câu hỏi tự luận

Câu 1: (3 điểm) Mục tiêu của ASEAN là sự ổn định trong Đông Nam Á vì:
   - Từng giai đoạn lịch sử khác nhau, ở một số nước Đông Nam Á có sự mất ổn định về tôn giáo, sắc tộc.
   - Do hoàn cảnh lịch sử, một số nước có tranh chấp về biên giới vùng biển đảo.
   - Cần thống nhất cao đối ngoại, giải quyết hòa bình, tạo sự cần thiết phải ổn định để phát triển.
   - Sự ổn định trong khu vực Đông Nam Á sẽ không tạo cớ cho các cường quốc cạnh tranh thông qua dung vũ lực.
Câu 2: (3 điểm) Những hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa ở Ấn Độ.
   - Tiến độ theo đuổi mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp đa dạng và vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.
   - Quá trình công nghiệp hóa có những hạn chế.
      + Từ thập niên 50 đến thập niên 80 của thế kỉ XX thực hiện bảo hộ mạnh cho công nghiệp, áp dụng chiến lược thay thế nhập khẩu.
      + Chính sách trên làm cho năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất thấp.
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM