Ôn tập văn miêu tả

Soạn văn, soạn bài, học tốt bài

ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ

1. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn sau:
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt
trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một
quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên
một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển
ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường
thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông.

Ôn tập văn miêu tả
(Nguyễn Tuân)
Gợi ý:
– Đánh giá về nghệ thuật miêu tả, cần bám vào một số điểm:
Chi tiết, hình ảnh được miêu tả trong đoạn văn có tiêu biểu, có lột tả được
linh hồn của sự vật không? Các chi tiết, hình ảnh ấy được miêu tả theo trình tự
nào?, Người viết đã quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh như thế nào?, Ngôn
ngữ diễn đạt có tinh tế, sắc sảo không? Tình cảm, cảm xúc của người viết bộc về
cái được bộc lộ qua đoạn văn miêu tả đó như thế nào?
– Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự đặc sắc, độc
đáo trong miêu tả ra sao? (tất cả các hình ảnh miêu tả đã được tác giả thể hiện
hết sức độc đáo, cho thấy một khả năng quan sát tinh tế, sức liên tưởng phong
phú và trình độ sử dụng ngôn ngữ điêu luyện.)
2. Nếu tả quang cảnh đầm sen đang mùa hoa nở,
em sẽ lập dàn ý cho bài văn ấy như thế nào?
Gợi ý:
– Mở bài: Giới thiệu về cảnh sẽ tả.
– Thân bài: suy nghĩ để quyết định xem sẽ chọn
hình ảnh, hương vị, màu sắc,…như thế nào để làm nổi bật được vẻ đẹp của đầm sen
mùa hoa nở? Em sẽ lựa chọn thứ tự miêu tả ra sao? Chỗ nào cần dừng lại để nhấn
mạnh lâu hơn?
– Kết bài: Cảnh đầm sen vào mùa hoa nở để lại
trong em ấn tượng và cảm xúc gì?
3. Nếu miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập
nói thì em sẽ lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu, đặc sắc nào? Em sẽ
miêu tả theo thứ tự nào?
Gợi ý: Đây là bài
tập rèn cho các em kĩ năng lựa chọn và sắp xếp các chi tiết, hình ảnh khi miêu
tả con người đang hoạt động. Cần xác định rõ đối tượng miêu tả: em bé đang tập đi,
tập nói. Chú ý miêu tả theo trình tự: đặc điểm về ngoại hình của em bé à hình ảnh em bé tập đi à hình ảnh em bé tập nói (giọng nói, miệng,
nét mặt,…).
4. Tìm trong hai bài văn Bài học đường đời đầu tiên và Buổi học cuối cùng mỗi bài một đoạn văn
miêu tả, một đoạn văn tự sự.
Gợi ý: Nhớ lại đặc điểm của văn tự sự, phân biệt với đặc điểm của
văn miêu tả để xác định cho chính xác. Trong một đoạn văn có sự kết hợp cả tự sự
và miêu tả thì căn cứ vào đặc điểm nổi bật của đoạn (chủ yếu là tự sự hay miêu
tả?) để định loại. Là tự sự thì người viết tập trung chủ yếu vào kể sự việc, diễn
biến, kết quả của nó. Là miêu tả thì người viết làm nổi bật hình ảnh của người
hoặc cảnh.
5. Nhận xét về việc dùng các hình ảnh so
sánh trong miêu tả ở hai bài văn trên.
Gợi ý: Chú ý các hình ảnh so sánh đặc sắc,
giàu sức gợi tả: “Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia
qua.”, “Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai
lưỡi liềm máy làm việc.”, “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu
nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến
giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê.”; “…Pháp,
An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ
bay phấp phới khắp xung quanh lớp.”, “…tôi thấy thầy Ha-men đứng lặng
im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh
mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…”
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM