Đô-xtôi-ép-xki (X.Xvai-Gơ)
Soạn bài: Đô-xtôi-ép-xki
(X.Xvai-Gơ)
Câu 1: Những nét đặc biệt về tính cách và số phận của nhân vật : đó là một người phải chịu nhiều nỗi khổ nhưng giàu nghị lực
- Số phận :
+ Chịu nhiều nỗi khổ về vật chất và tình thần
+ Có hai thời điểm đối lập trong cuộc sống của ông: thời điểm thứ nhất là thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhất (sống lưu vong, phải cầm cố, quỳ gối trước bao nhiêu kẻ thấp hèn, tiền nợ, …) và thời điểm trở về tổ quốc --> một giây hạnh phúc tuyệt đỉnh.
- Tính cách :
+ Giàu nghị lực : số phận vùi dập thiên tài nhưng ông vẫn không ngừng làm việc. Dù ở thời điểm sống lưu vong, tuyệt vọng nhất, ông vẫn không ngừng làm việc và nhớ về nước Nga.
+ Là con người luôn sáng bừng nghị lực và niềm đam mê nghệ thuật, lòng yêu thương con người.
Câu 2:
- Hiệu quả cấu trúc tương phản:
+ Thể hiện sự đối lập giữa một bên là đời sống vật chất và tinh thần khốn khó, khổ ải với một bên là sự vĩ đại vì những đóng góp to lớn của ông cho đất nước và sự tôn sùng của nhân dân.
--> Nổi bật cả hai đặc điểm trong cuộc đời ông: người bị hành khổ và người đạt đến đỉnh vinh quang.
Câu 3: Biện pháp so sánh ẩn dụ
+ "Tác phẩm ... là rượu ngọt", "đếm các ngày như trước đây đếm cái cọc của trại giam", "trở về như một kẻ hành khất", "lời như sấm sét"
- Ẩn dụ: "quả đã được cứu thoát, vỏ khô rụng xuống", "thành phố ngàn tháp chuông".
--> Hình ảnh ẩn dụ, so sánh thuộc lĩnh vực tôn giáo. Mục đích muốn nâng lên thành hình ảnh vị thánh, một con người siêu phàm.
Câu 4:
- Tác dụng khi gắn nhân vật với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương:
+ Một nhà văn vĩ đại không thể tồn tại riêng lẻ mà phải đặt trong quan hệ gắn bó với bối cảnh của dân tộc, đất nước.
--> Đặt cuộc đời nhân vật với bối cảnh chính trị văn chương --> khẳng định sự vĩ đại của nhà văn không những đối với lịch sử văn học mà còn cả lịch sử xã hội đất nước.