Những nội dung phụ huynh cần nắm vững khi dạy con học Tiếng Việt lớp 2

Lưu ý cơ bản mẹ dạy con học tiếng việt lớp 2


I. YÊU CẦU TRẺ CẦN ĐẠT

1. Đọc
Đọc đúng và trôi chảy một đoạn văn, đoạn đối thoại hoặc một bài văn ngắn; bước đầu biết đọc thầm.
Hiểu được ý chính của đoạn.
Biết dùng mục lục sách giáo khoa (SGK) khi đọc.
Thuộc lòng một số bài văn vần trong SGK.

2. Viết
Biết viết chữ hoa cỡ vừa, cỡ nhỏ; viết đúng và đều nét các tiếng, từ, câu.
Viết đúng chính tả các cặp từ có vần khó hoặc dễ lẫn phụ âm đầu, phụ âm cuối hay dấu thanh do cách phát âm địa phương; bước đầu biết viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; viết đúng chính tả một đoạn hoặc một bài trên dưới 50 chữ (tiếng) với hai hình thức Tập chép và Nghe – viết

3. Nghe
Nghe – hiểu và trả lời được câu hỏi của người đốì thoại; biết dùng câu hỏi để hỏi lại người đối thoại nhằm hiểu rõ yêu cầu của họ; có thái độ lịch sự khi nghe người khác nói.
Nghe – hiểu những văn bản có độ dài thích hợp và nội dung gần gũi với HS lớp 2.

4. Nói
Bước đầu biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, chia vui, chia buồn… đúng ngữ điệu và đúng nghi thức khi giao liếp ở gia đình, trường học hay nơi công cộng.
Biết giới thiệu đơn giản về bản thân, gia đình, lớp học, bạn bè.
Kể lại được một đoạn truyện đã nghe, đã đọc.

II. CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU

A. DẠY TẬP ĐỌC

1. Đọc mẫu

Đọc mẫu bao gồm:
Đọc toàn bài: nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế học đọc cho trẻ.
Đọc câu đoạn: nhằm hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để trẻ nhận xét, giải thích nội dung bài đọc.
Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho trẻ.

2. Hướng dẫn tìm hiểu từ ngữ trong bài, tìm hiểu nội dung bài đọc

a. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài

* Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa:
Từ ngữ khó đối với trẻ được chú giải ở sau bài đọc.
Từ ngữ phổ thông mà trẻ còn sai.
Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để giúp trẻ hiểu nội dung bài.
Cách hướng dẫn trẻ tìm hiếu nghĩa của từ ngữ:

PH (phụ huynh) có thể giải nghĩa từ, nêu ví dụ cho trẻ hiểu hoặc gợi ý cho trẻ làm những bài tập nhỏ để tự nắm nghĩa của từ ngữ bằng một số biện pháp như sau:
Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa.
Tìm từ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa.
Tìm từ ngữ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa.
Miêu tả đặc điểm sự vật được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa.

Ngoài ra, cũng có thể giúp trẻ nắm nghĩa của từ bằng đồ dùng dạy học. Khi giải nghĩa, chỉ giải nghĩa cụ thể trong bài, không mở rộng nghĩa làm trẻ khó hiểu

b. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài

* Phạm vi nội dung cần tìm hiểu:
Nhân vật (số lượng, tôn, đặc điểm), tình tiết của câu chuyện; nghĩa đen và nghĩa bóng để nhận ra các câu văn, câu thơ.
Ý nghĩa của câu chuyện, của bài văn, bài thơ.

* Cách tìm hiểu nội dung bài đọc

PH lần lượt đặt các câu hỏi cho trẻ trả lời. Nếu câu hỏi trong sách giáo khoa dài thì PH nhớ tách ra làm các câu hỏi ngắn hoặc thêm các câu hỏi phụ để trẻ có thể trả lời được. PH nhớ nhắc trẻ trả lời đủ câu, đủ ý.

3. Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng

a. Luyện đọc thành tiếng

PH cần chú ý lắng nghe trẻ đọc để phát hiện ra những chỗ trẻ đọc còn sai để kịp thời hướng dẫn. Không bắt trẻ dừng ngay lúc sai mà đế cho trẻ đọc hết câu mới cho trẻ dừng lại, sau đó mới hướng dẫn.

b. Luyện đọc thầm

Cho trẻ đọc thầm câu, đoạn, bài với tốc độ nhanh dần (đặc biệt là đọc bài).

c. Luyện học thuộc lòng

Cần cho trẻ đọc thuộc lòng từng dòng => từng khổ => cả bài.

B. DẠY KỂ CHUYỆN

1. Sử dụng tranh minh họa (SGK) để gợi mở, hướng dẫn trẻ kể lại từng đoạn câu chuyện.

Tranh sử dụng trong kể chuyện có hai loại: tranh kèm lời gợi ý (dùng trong những tuần đầu năm học) và tranh không kèm lời gợi ý (dùng trong những tuần sau).

Khi sử dụng tranh, PH nhớ chỉ vào tranh theo một trật tự nhất định, không chỉ vào mặt các nhân vật.

2. Sử dụng câu gợi ý hoặc dàn ý, hướng dẫn trẻ kể lại câu chuyện

3. Sử dụng câu hỏi gợi trí tưởng tượng hoặc gợi nhận xét, cảm nghĩ của trẻ về nhân vật hoặc về câu chuyện

Chú ý:
Nếu đang kể mà trẻ lúng túng vì quên 1, 2 chi tiết thì PH có thể nhắc một cách nhẹ nhàng để trẻ có thể nhớ lại câu chuyện.
Nên động viên, khuyến khích kể tự nhiên, (hồn nhiên, mạnh dạn).

C. DẠY CHÍNH TẢ

1. Hướng dẫn trẻ chuẩn bị viết chính tả

Cho trẻ đọc bài chính tả sẽ viết (theo SGK) và nắm nội dung chính của bài viết.
Hướng dẫn trỏ nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài.
Cho trẻ viết những tiếng khó hoặc dễ lẫn

2. Đọc bài chính tả cho trẻ viết
Đọc toàn bài một lượt cho trẻ nghe trước khi viết: Khi đọc, cần phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho trẻ chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng: giọng điệu ngữ điệu đọc phù hợp với nội dung bài.
Đọc cho trẻ nghe – viết từng câu hay từng cụm từ: Mỗi câu hoặc cụm từ đọc 3 lần. Đọc lượt đầu chậm rãi cho trẻ nghe, đọc nhắc lại hai lần cho trẻ kịp viết.
Đọc lại toàn bài chính tả một lần cho trẻ soát lại.

3. Chấm và chữa bài chính tả
Sau khi viết xong, PH giúp trẻ tự chữa lỗi.
Chấm bài cho trẻ và nhận xét một cách cụ thể.
Hướng dẫn cho trẻ cách khắc phục lỗi.

4. Hướng dẫn cho trẻ làm bài tập chính tả
Giúp trẻ nắm vững yêu cầu của bài tập.
Giúp trẻ chữa một phần của bài tập mẫu.
Cho trẻ làm bài tập.
Chấm và chữa bài cho trẻ (nếu trẻ làm sai).

D. DẠY TẬP VIẾT

1. Hướng dẫn cho trẻ viết chữ
Giúp trẻ nhận xét chữ mẫu.
Hướng dẫn quy trình viết.
Hướng dẫn trỏ viết trên bảng con.
Hướng dẫn trẻ viết trong vở tập viết.

2. Chấm và chữa bài tập viết
Chấm và chỉ ra những chỗ trẻ còn viết sai để trẻ khắc phục.
Cho trẻ điểm (trừ điểm những lỗi trẻ còn mắc phải).

3. Rèn nếp viết chữ rõ ràng, sạch đẹp
Uốn nắn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở, giữ khoảng cách từ vở đến mắt.
Nhắc nhở trẻ cách trình bày bài, ý thức giữ gìn vở sạch đẹp…

E. DẠY LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Hướng dẫn trẻ làm bài tập
Giúp trẻ nắm vững yêu cầu của bài tập.
Giúp trẻ chữa một phần của bài tập mẫu.
Cho trẻ làm bài tập vào bảng con hoặc vào vở.
Chấm bài cho trẻ, rút ra những điểm cần ghi nhớ về kiến thức.

2. Cung cấp cho trẻ một số kiến thức, kĩ năng, sơ giản về từ, câu và dấu câu

a. Mức độ kiến thức, kĩ năng cung cấp cho trẻ
Về từ: Ngoài nhừng từ được dạy qua các bài tập đọc, những thành ngữ được cung cấp qua các bài tập viết, trẻ được học một cách có hệ thống các từ ngữ theo chủ điểm.
Về từ loại: nhận ra và biết dùng các từ chỉ người, chỉ vật, đồ vật,….
Về câu: nhận ra và biết đặt một số kiểu câu đơn giản.
Về dấu câu: giúp trẻ bước dầu biết đặt các dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than, dấu phẩy vào đúng chỗ.

b. Cách cung cấp kiến thức, kĩ năng:

Các kiến thức , kĩ năng nói trên được cung cấp qua hệ thống bài tập. PH chỉ nêu ngắn gọn, tránh giải thích dài dòng.

F. DẠY TẬP LÀM VĂN

1. Hướng dẫn trẻ làm bài tập
Giúp trẻ nắm vững yêu cầu của bài tập.
Giúp trẻ chữa một phần của bài tập mẫu.
Cho trẻ làm bài tập.
Chấm và chữa bài cho trẻ (nếu trẻ làm sai, giúp trẻ làm lại cho đúng).

2. Đánh giá kết quả thực hành, luyện tập của trẻ

III. MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT
ĐB: đặt bút
KC: kể chuyện
DB: dừng bút
ĐK: đường kẻ
DK:dòng kẻ
KTBC: kiểm tra bài cũ
VTV: vở tập viết
PH: phụ huynh
KTKQ: kiểm tra kết quả
BT: Bài tập
SGK: sách giáo khoa
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM