Đề thi trắc nghiệm môn Sinh học - Đề luyện thi Đại học môn Sinh học: Đề 15

Câu 1: Cặp gen đồng hợp tử là cặp gen gồm
A. 2 alen giống nhau về thành phần nuclêôtit.
B. 2 alen giống nhau về số lượng nuclêôtit.
C. 2 alen giống nhau về trật tự phân bố các nuclêôtit.
D. 2 alen có khối lượng phân tử bằng nhau

Câu 2: Đặc điểm cơ bản có ở người mà không có ở các loài vượn người ngày nay là
A. bộ não có kích thước lớn.
B. có hệ thống tín hiệu thứ hai.
C. đẻ và nuôi con bằng sữa.
D. có khả năng biểu lộ tình cảm.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây phản ánh tính đặc hiệu của mã di truyền ?
A. Mã di truyền không được gối lên nhau.
B. Một bộ ba chỉ mã hoá cho một axit amin.
C. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axit amin trừ AUG.
D. Tất cả các loài sinh vật đều dùng chung một ba mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Câu 4: Xét hai gen của một quần thể ngẫu phối, gen thứ nhất có 3 alen nằm trên đoạn không tương đồng của NST giới tinh X. Gen thứ 2 có 5 alen, tồn tại trên NST thường. Nếu không có đột biển xảy ra thì số kiểu gen tối đa về cả 2 gen trên được tạo ra trong quần thể là bao nhiêu ?
A. 90    B. 45    C. 15    D. 135
Câu 5: Một phân tử mARN thành thục của sinh vật nhân thực có số lượng nuclêôtit là 1 500. Khi phân tử này tiến hành dịch mã tạo thành 2 chuỗi prôtêin thì số phân tử tARN được điều đến để dịch mã là
A. 998.    B. 1 000.    C. 996.    D. 990.
Câu 6: Sự không phân li của một cặp NST tương đồng trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng sẽ làm xuất hiện điều gì ?
A. Tất cả tế bào có thể đều mang đột biến dị bội.
B. Chỉ có cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến.
C. Tất cả tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không.
D. Tạo ra trong cơ thể 2 dòng tế bào : dòng tế bào bình thường và dòng tế bào mang đột biến.
Câu 7: Một gen cấu trúc của sinh vật nhân sơ có 2 400 nuclêôtit phiên mã 2 lần tạo ra 2 mARN. Mỗi mARN cho 5 ribôxôm trượt qua 1 lần để tổng hợp nên các phân tử prôtêin. Môi trường nội bào cần cung cấp cho quá trình trên số lượng axit amin tương ứng là
A. 4000.    B. 3990.    C. 3900    D.3 980
Câu 8: Cơ thể nào sau đây khi giảm phân bình thường cho nhiều loại giao tử nhất ?
A. Bb    B. AaBB    c. BBb    D. bbb
Câu 9: Nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các loài là gì ?
A. Do sự trùng lặp ổ sinh thái.
B. Do có cùng nơi ở.
C. Do cạnh tranh nhau thức ăn.
D. Do thiếu nơi sinh sản.
Câu 10: Mất đoạn NST thường gây nên hậu quả gì ?
A. Gây chết hoặc giảm sống.
B. Tăng cường sức chống bệnh cho cơ thể.
C. Ít ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.
D. Cơ thể chết ngay khi còn là hợp tử.
Câu 11: Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chù yếu hình thành sự sống đầu tiên trên Trái Đất là
A. axit nuclêic và lipit.
B. prôtêin và axit nuclêic.
C. saccarit và phôtpholipit.
D. prôtêin và lipit
Câu 12: Bộ NST của một loài sinh vật 2n = 16, các NST đơn trong từng cặp NST tương đồng đều có cấu trúc khác nhau, khi giảm phân cặp NST số 1 có xảy ra 1 trao đồi chéo đơn. Cặp NST số 4 có xảy ra trao đôi chéo 2 chỗ không cùng lúc. Các cặp NST còn lại đều giảm phân bình thường (không có trao đổi chéo và đột biến), số loại giao tử được tạo ra trong trường hợp này là
A. 28 x 3
B. 28 x 6
C. 29 x 3
D. 28
Câu 13: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, trội - lặn hoàn toàn, phép lai nào sạu đây cho kết quả đời con đồng tính về các tính trạng trội ?
A. AaBb X AaBb
B. AABb X AaBB
C. AaBbDD X AABbDd
D. AaBbDd X AaBbDd
Câu 14: Xét một quần thể có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ đầu (P) là 0,25AA : 0,4Aa : 0,35aa. Tỉ lệ kiểu gen của quần thể sau ba thế hệ tự thụ phấn là
A. 0,425AA : 0,050Aa : 0,525aa.
B. 0,25AA: 0,35Aa : 0,40aa.
C. 0,375AA : 0,525Aa : 0,100aa.
D. 0,35AA : 0,20Aa : 0,45aa.
Câu 15: Ở cừu, kiểu gen AA quy định có sừng, kiểu gen aa quy định cừu không sừng. Khi cổ kiểu gen Aa thì cừu đực có sừng, còn cừu cái không có sừng. Cặp gen này nằm trên NST thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F1 và F2 của phép lai trên là
A. F1: 1 cỏ sừng : 1 không sừng; F2 : 1 có sừng: 1 không sừng.
B. F1: 1 có sừng : 1 không sưng ; F2: 3 có sừng : 1 không sừng.
C. F1: 100% có sừng ; F2 : 1 có sừng : 1 không sừng.
D. F1: 100% có sừng; F2 : 3 có sừng : 1 không sừng.
Câu 16: Nhiệt độ môi trường tăng có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng và tuổi phát dục ở động vật biến nhiệt ?
A. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục ngắn.
B. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài.
C. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục ngắn.
D. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục kéo dài.
Câu 17: Xét tính trạng màu sắc hoa ở một loài thực vật, khi có mặt alen trội A hoa có màu đỏ, khi chỉ có mặt alen trội B thì hoa có màu vàng, khi trong kiểu gen có mặt cả 2 alen trội thì hoa có màu tím, khi vắng mặt cả A và B thì hoa có màu trắng. Cho lai 2 thứ hoa thuần chủng có hoa đỏ và hoa vàng thu được F1. Cho F2 lai phân tích thi ti lệ phân li kiểu hình ở đời lai là
A. 3 : 3 : 1 : 1.
B. 1 : 1 : 1 : 1.
C. 3 : l.
D. 1 : 2 : 1.
Câu 18: Trong phòng ấp trửng tằm, người ta để ở nhiệt độ cực thuận là 25°c và cho thay đổi độ ẩm tưomg đối của không khí, kết quả cho thấy như sau
Giới hạn dưới, giới hạn trên, điểm cực thuận về độ ẩm đối với việc nở trứng tằm lần lượt là
A. 75% ; 95% ; 88%.
B. 95% ; 88% 175%.
C. 75% ; 95% ; 80%.
D. 88%; 95% ; 75%.
Câu 19: Ở một loài thực vật có bộ NST 2n, tính trạng chiều cao cây được quy định bởi 2 cặp gen A(a) và B(b) tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen có thêm 1 alen trội A hay B thì chiều cao tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất (không chứa alen trội nào) có chiều cao 100 cm. Đem lai cây cao nhất với cây thấp nhất thu được F1. Cho F1 tự thụ phấn. Nếu không có đột biến xảy ra thì theo lí thuyết, cây có chiều cao 130 cm ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 6,25%.    B. 37,5%.    C. 25%.    D. 50%.
Câu 20: Ruồi giấm có những ưu điểm nào sau đây khiến Moocgan chọn làm đối tượng nghiên cứu di truyền ?
(1) Đẻ nhiều, vòng đời ngắn
(2) Dễ phân biệt con đực, con cái qua chấm bụng
(3) Thuộc loại canh mềm
(4) Dễ khống chế môi trường nuôi dưỡng
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 21: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cây tứ bội khi giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Không có đột biến xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử. Theo lí thuyết phép lai Aaaa X Aaaa cho tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là
A. 11 đỏ : 1 vàng.
B. 3 đỏ : 1 vàng.
C. 35 đỏ : 1 vàng.
D. 5 đỏ : 1 vàng
Câu 22: Những dặc điểm nào sau đây đúng khi nói về đặc trưng di truyền của quần thể ?
(1) Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống chung với nhau.
(2) Mồi quần thể có vốn gen đặc trưng bao gồm tất cả các alen có trong quần thể.
(3) Mỗi quần thể có 3 kiểu phân bố : đồng đều, ngẫu nhiên, theo nhóm.
(4) Tần số kiểu gen trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
Câu 23: Ở một giống lúa, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hạt gạo đục, trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt gạo trong, alen D quy định vỏ cám có màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định vỏ cám màu vàng. Cho giao phấn cây thân cao, hạt gạo đục, vỏ cốm màu đỏ với cây thân thấp, hạt gạo trong, vỏ cám màu vàng thu được F1:810 thân cao, hạt gạo đục, vỏ cám màu vàng : 800 thân cao, hạt gạo trong, vỏ cám màu vàng : 790 thân thấp, hạt gạo đục, vỏ cám màu đỏ : 800 thân thấp, hạt gạo trong, vỏ cám màu đỏ. Nếu không có hiện tượng hoán vị gen, sơ đồ lai phù hợp với kết quả trên là
A. AB/ab Dd x ab/ab dd
B. Ad/aD Bb x ad/ad bb
C. Aa BD/bd x aa bd/bd
D. AD/ad Bb x ad/ad bb
Câu 24: Ở bò, lôcut gen quy định màu sắc lông gồm 2 alen trong đó mỗi kiểu gen quy định một kiểu hình khác nhau. Lôcut thứ hai quy định độ dài của sừng gồm 2 alen, trội — lặn hoàn toàn. Hai cặp gen này nàm trên một cặp NST thường. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết có tối đa bao nhiêu kiểu gen và bao nhiêu kiểu hình về 2 lôcut gen trên ?
A. 9 kiểu gen và 4 kiểu hình
B. 9 kiểu gen và 6 kiểu hình
C. 10 kiểu gen và 4 kiểu hình
D. 10 kiểu gen và 6 kiểu hình
Câu 25: Nội dung của quy luật giới hạn sinh thái đề cập
A. khả năng thích ứng của sinh vật với môi trường.
B. giới hạn phản ứng của sinh vật với môi trường.
C. mức độ thuận lợi của môi trường đối với sinh vật.
D. giới hạn phát triển có mức độ của sinh vật trước môi trường.
Câu 26: Trong quần thể của một loài thú. Xét 2 lôcut gen : lôcut 1 có 3 alen B1, B2, B3. lôcut 2 có 2 alen A và a. Cả 2 lôcut đều nằm trên NST X tại đoạn không tương đồng các gen này liên kết hoàn toàn trên NST X. Nếu cho rằng không xảy ra đột biến tính theo lí thuyết số kiểu gen tối đa về các gen nói trên trong quần thể là
A. 36.    B. 18    C. 27    D. 30
Câu 27: Mật độ quần thể mọt bột quá cao dẫn tới có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của ấu trùng là ví dụ về hiện tượng
A. thiếu thức ăn quá nhiều.
B. ô nhiễm môi trường.
C. cạnh tranh cùng loài.
D. điều kiện sống bất lợi (thiếu nơi ở, không khí).
Câu 28: Ở cà chua tính trạng thân cao (A) là trội so với thân thấp (a), quả tròn (B) là trôi so với quả bâu dục (b), các gen năm trên NST thường, không có đột biến xảy ra trong quá trình giảm phân hình thành giao tử. Lấy cây cà chua lưỡng bội (I) lần lượt giao phấn với 2 cây cà chua khác thu được
- Với cây thứ nhất tạo ra thế hệ con có tỉ lệ : 7 cao, tròn : 3 thấp, bầu dục : 5 cao, bầu dục : 1 thấp, tròn.
- Với cây thứ hai tạo ra thế hệ con có tỉ lệ : 7 cao, tròn : 3 thấp, bầu dục : 5 thấp, tròn : 1 cao, bầu dục. Với kết quả trên kiểu gen của cây cà chua (I) ở trên là
A. AB/ab
B. Ab/ab
C. aB/ab
D. Ab/aB
Câu 29: Hai cháu A và B được xác định là đồng sinh cùng trứng. Kết luận nào sau đây chưa chính xác ?
A. Hai cháu này có cùng giới tính.
B. Hai cháu có cùng kiểu gen.
C. Hai cháu có cùng đặc điểm tâm lí.
D. Hai cháu có cùng nhóm máu.
Câu 30: Nhóm sinh vật nào sau đây có thể xuất hiện đầu tiên ở đảo mới hình thành do núi lửa ?
A. Thực vật thân bò có hoa
B. Thực vật thân cỏ có hoa
C. Địa y và quyết
D. Thực vật hạt trần
Câu 31: Những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu di truyền học người là
A. sinh sản chậm, đẻ ít con.
B. số lượng NST nhiều, ít sai khác, khó đếm.
C. sinh sản chậm, đẻ ít con, số lượng NST nhiều, ít sai khác về hình dạng, kích thước, khó khăn về mặt xã hội.
D. sinh sản chậm, tuổi thọ dài, khó khăn về mặt xã hội.
Câu 32: Ở người, bệnh máu khó đông do alen lặn d tồn tại trên đoạn không tương đồng của X, máu đông bình thường do alen trôi D chi phối. Một cặp vợ chồng : vợ có kiểu gen XD Xdchồng có kiểu gen XDY, sinh được một cậu con trai có kiểu gen Xd XdY mắc bệnh máu khó đông. Nếu quá trình giảm phân của cặp vợ chồng trên không xảy ra đột biến gen. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm phân của cặp vợ chồng trên là đúng ?
A. Người vợ rối loạn phân bào giảm phân II, người chồng giảm phân bình thường.
B. Người vợ rối loại phân bào giảm phân I, người chồng giảm phân bình thường,
C. Người vợ giảm phân bình thường, người chồng rối loạn phân bào giảm phân I.
D. Người vợ và người chồng đều rối loạn phân bào giảm phân II.
Câu 33: Trong quần xã sinh vật, loài đặc trưng là
A. một hoặc vài loài nào đó (thường là động vật ăn thịt đứng đầu bảng) có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã.
B. loài chỉ có ở một số quần xã nào đó hoặc là có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã.
C. loài có tần số xuất hiện và độ phong phú rất thấp, nhưng sự xuất hiện của nó làm tăng mức đa dạng của quần xã.
D. loài có tần số xuất hiện và độ phong phú thấp, sinh khối nhỏ, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã và phá vỡ sự ổn định của quần xã.
Câu 34: Trong một gia đình, bố mẹ đều bình thường, sinh con đầu lòng bị hội chứng Đao, ở lần sinh thử hai con của họ
A. chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền.
B. không bao giờ bị hội chứng Đao vì rất khó xảy ra.
C. có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số rất thấp.
D. không bao giờ xuất hiện vì chi có 1 giao tử mang đột biến.
Câu 35: Hệ động vật, thực vật trên các đảo cũng mang tính chất hệ động, thực vật của đất liền, tuy nhiên
A. kích thước cá thể, quần thể nhỏ.
B. kém đa dạng về thành phần loài.
C. số lượng cá thể trong loài thường nhiều.
D. chỉ bao gồm những loài đặc hữu
Câu 36: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng trưởng theo tiềm năng sinh học khi
A. mức độ sinh sản và mức tử vong tăng.
B. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng).
C. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.
D. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ nhau.
Câu 37: Nguyên nhân của sự giống nhau giữa hai loài sinh vật thuộc hai nhóm phân loại khác xa nhau là do
A. kết quả tiến hoá hội tụ (đồng quy).
B. có điều kiện ngoại cảnh khác nhau.
C. CLTN chọn lọc một cách ngẫu nhiên theo các hướng khác nhau.
D. chúng có họ hàng gần gũi.
Câu 38: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật ?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
Câu 39: Phương thức hình thành loài phổ biến ở các loài có khả năng phát tán mạnh là
A. bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
B. bằng con đường địa lí.
C. bằng con đường sinh thái.
D. bằng con đường tích lũy các đột biến lớn.
Câu 40: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy vào thời điểm ban đầu có 11 000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm. Tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
A. 11 180.    B. 11 020.    C. 11 220.    D. 11 260.
Đáp án
Hướng dẫn giải
Câu 4:
Gen thứ nhất có 3 alen tồn tại trên đoạn không tương đồng của X → XX có 6 kiểu gen, XY có 3 kiểu gen → 2 giới có 9 kiểu gen. Gen thứ hai có 5 alen tồn tại trên NST thường sẽ có : (1 + 5).5/2 = 15 kiểu gen → 2 gen ta có 9 x 15 = 135 kiểu gen.
Câu 5:
Số lượng axit amin cần cung cấp để tổng hợp 1 chuỗi polipeptit là 1500/3 – 1 = 499 axit amin → để tổng hợp 2 chuỗi : 499.2 = 998 = lượt tARN
Câu 7:
Số lượng phân tử protein được tổng hợp : 2.5 = 10 → số axit amin cần cung cấp : 399 ( số axit amin cần cho tổng hợp 1 phân tử protein) x 10 = 3 990
Câu 8:
Cơ thể BBb cho nhiều nhất 4 loại giao tử 1BB : 2Bb : 2B : 1b
Câu 14:
Tỉ lệ kiểu gen sau 3 thế hệ tự thụ phấn là Aa = 0,4.1/23 = 0,05, AA = 0,25 + (0,4 – 0,05)/2 = 0,425, aa = 1 – ( 0,425 + 0,5) = 0,525
Câu 15:
F2 : 1AA (không sừng) : 2Aa(1/2 không sừng, 1/2 có sừng) : 1aa (không sừng) → tỉ lệ kiểu hình ở F2 : 1 có sừng : 1 không sừng
Câu 21:
Aaaa cho các loại giao tử 1/2Aa , 1/2aa → P đều có kiểu gen Aaaa → F1 có : 1/2aa.1/2aa = 1/4aa (vàng) → F1 có : 3/4 đỏ : 1/4 vàng
Câu 24:
2 cặp gen trên 1 NST thường được 10 kiểu sắp xếp. Tính trạng màu sắc lông là trội không hoàn toàn. Tính trạng độ dài sừng là trội hoàn toàn. Số kiểu hình về 2 tính trạng trên là 3.2 = 6 kiểu hình
Câu 26:
Locut 1 ccos 3 alen B1, B2, B3 ; locut có 2 alen A và a. Các gen của 2 locut đều nằm trên đoạn không tương đồng của X
→ Ở giới XX có số kiểu gen là : 3.2(3.2 + 1)/2 = 21
Ở giới XY có số kiểu gen là : 3.2 = 6
→ Số kiểu gen tối đa trong quần thể là : 21 + 6 = 27.
Câu 28:
Ở phép lai với cây thứ nhất : cao/thấp = 3/1 → P1 : Aa x Aa; tròn/bầu dục = 1/1 → P1 : Bb x bb (1). Ở phép lai với cây thứ hai : cao/thấp : 1/1 → P2 : Aa x aa; tròn/bầu dục = 3/1 → P2 : Bb x Bb (2). Từ (1) và (2) → Kiểu gen cây I là AaBb.
P2 : AaBb x aaBb → 3/16 thấp, bầu dục (aabb) = ab.0,5ab → ab ở cây I = 3/16 : 0,5 = 0,375 → ab là giao tử liên kết → Kiểu gen cây I : AB//ab
Câu 40:
Tỉ lệ sinh là 12% năm, tỉ lệ tử vong 8% năm, tỉ lệ xuất cư là 2% năm → quần thể này mỗi năm tăng được 25 → sau 1 năm số cá thể trong quần thể theo dự đoán là : 11 000 + 11 000.2% = 11220 cá thể
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM