Phương pháp làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa học

Đề thi trắc nghiệm THPT quốc gia năm 2017 kiểm tra các kiến thức và kĩ năng thuộc chương trình lớp 12, sắp xếp từ dễ đến khó theo 4 mức độ: nhận biết(1), thông hiểu (2), vận dụng (3) và vận dụng cao (4)

Để làm được bài thi trắc nghiệm môn Hóa học được điểm cao, chúng ta phải làm tốt tất cả các mức độ không là sai các câu mức độ (1) và mức độ (2), làm được các câu mức độ (3) và mức độ (4). Vì năm 2017 cho thời gian làm bài rất ngắn (50 phút cho 40 câu) nên thời gian là vấn đề các em phải hết sức quan tâm. Vậy làm thế nào cho kịp thời gian. Bây giờ chúng ta xem xét từng mức độ và sắp xếp thời gian cho mỗi mức độ trong kì thi THPT quốc gia năm 2017
1. Mức độ (1): Đây là mức độ dễ nhất, được sắp xép trên cùng. Mức độ này yêu cầu HS nhớ được các kiến thức cơ bản nhất, chủ yếu là các câu lí thuyết và có 12 câu trong đề thi THPTQG 2017
Ví dụ: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đương nho
A. Glucozơ    B. Saccarozơ    C. Fructozơ    D. Tinh bột
Trong câu này các em chỉ cần biết glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên gọi là đường nho. Phần này các em tập làm ở nhà 4 phút cho 12 câu
2. Mức độ (2): Với các câu lí thuyết yêu cầu HS phải hiểu có thể làm được hoặc các bài tính đơn giản
Ví dụ: Trong thực tế, không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt khỏi bị ăn mòn ?
A. Gắn đồng với kim loại sắt
B. Tráng kẽm lên bề mặt sắt
C. Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt
D. Tráng thiếc lên bề mặt sắt
Trong ví dụ này các em phải hiểu được cơ chế ăn mòn kim loại thì mới có thể làm được
Các bài tập trong mức độ (2) HS chỉ cần viết được PTHH và dựa vào PTHH tính toán để ra đáp số. Tuy nhiên, các em nên áp dụng các định luật bảo toàn để tiết kiệm thời gian. Trong đề thi THPT quốc gia năm 2017 có 12 câu mức độ (2) các em làm trong khoảng 8 phút
Các câu mức độ (1) và mức độ (2) không khó những các thí sinh không được chủ quan, vì mỗi câu đều có số điểm bằng nhau và không phân biệt mức độ. Có một số HS không làm sai các câu ở mức độ (3) và (4) mà lại sai các câu ở mức độ (1) và (2). Đối với các em muốn đạt điểm cao hơn thì phải làm các câu mức độ cao hơn
3. Mức độ (3): Gồm các câu lí thuyết ở mức độ khó ( thông thường là câu đếm) và các dạng bài tập phức tạp. Ở mức độ này, các em phải nắm chắc kiến thức mới làm đúng được dạng các câu lí thuyết. Đối với các bài tập tính toán, các em vận dụng các phương pháp giải nhanh để bắt kịp thời gian. Có 12 câu mức độ (3), các em luyện tập làm bài trong khoảng 24 phút
Ví dụ: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-)
A. 4,48g    B. 5,6g    C. 3,36g    D. 2,24g
Hướng dẫn giải
nNO3- = 0,04 mol
nH+ = 0,2 mol
nH+ > 4 nNO3-. Vậy sau khi phản ứng muối nitrat phản ứng hết. Dung dịch sau phản ứng hết. Dung dịch sau phản ứng chỉ còn FeSO4 nên số mol Fe bằng số mol gốc sunfat bằng 0,1 mol. Chọn đáp án B
4. Mức độ (4): Thường là các câu dài và rất khó, xếp cuối cùng của bài thi, HS cần lựa chọn đúng phưng pháp để giải một cách nhanh nhất. Thông thường chúng ta sử dụng thành thạo các định luật bảo toàn và vận dụng linh hoạt chúng. Trong đề thì có 4 câu mức độ (4) các em làm trong khoảng 14 phút.
Ví dụ: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 tan hết trong 320ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 59,04g muối trung hòa và 896ml NO( sản phẩm khử duy nhất ở đktc) Y phản ứng vừa đủ với 0,44mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 63    B. 18    C. 73    D. 20
Hướng dẫn giải: Sau khi cho NaOH vào thì dung dịch sau phản ứng có:
K+ : 0,32 mol; Na+: 0,44 mol; SO42-: 0,32 mol và NO3- dư : x mol
Áp dụng bảo toàn điện tích : x =0,12 mol
Áp dụng bảo toàn nguyên tố N: nFe(NO3)2 = (0,12 + 0,04 ) : 2 = 0,08 mol
Áp dụng bảo toàn nguyên tố với H: nH2O = 0,32 : 2 = 0,16 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
M = 59,04 + 0,04 .30 + 0,16 .18 – 0,32 .136 = 19,6(g)
%mFe(NO3)2 = 0,08.180/19,6 = 73,46%. Chọn C
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM