Đề thi trắc nghiệm Đại Học môn Hóa học: Đề 9
Câu 1: Thứ tự bị khử ở catot khi điện phân dung dịch chứa các ion Cu2+, Fe3+, Ag+, Au3+ lần lượt là
A. Au3+, Ag+, Cu2+, Fe3+
B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Au3+
C. Au3+, Ag+, Fe3+, Cu2+
D. Au3+, Fe3+, Ag+, Cu2+
Câu 2: Nhôm là kim loại phổ biến nhất trên vỏ Trái Đất, Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nhôm thuộc chu kì 3, nhóm IIIA. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nhôm là
A. 3s2
B. 3s23p1
C. 3s1
D. 3s23p3
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 4,6g Na vào nước dư thu được dung dịch X và V lít khi H2. Giá trị V là
A. 2,24 B. 1,12 C. 4,48 D. 3,36
Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng
A. Cr không tác dụng với nước
B. CrO có tính lưỡng tính
C. Axit H2CrO4 là chất rắn, màu vàng
D. CrO3 không tan trong nước
Câu 5: Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch FeSO4, lọc kết tủa và đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn là
A. Fe(OH)3
B. FeO
C. Fe(OH)2
D. Fe2O3
Câu 6: Hòa tan 7,2g hỗn hợp muối magie sunfat và một muối sunfat của kim loại kiềm vào nước dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2phản ứng vừa đủ với X, thu được 11,65g kết tủa và dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là
A. 6,5 B. 7 C. 8,2 D. 5,95
Câu 7: Một bạn học sinh đã viết các phương trình hóa học sau
(1) 2Fe(NO3)3 + Cu → Cu(NO3)2 +2Fe(NO3)2
(2) Zn + Fe(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Fe
(3) 2Ag + 2HCl → 2AgCl + H2
(4) Pb + O2 → PbO2
Nhận định nào sau đây đúng
A. Tất cả các phương trình trên đều đúng
B. Phương trình (1), (2) đúng; (3) và (4) là sai
C. Tất cả phương trình trên đều sai
D. Phương trình (2) và (3) đúng; (1) và (4) là sai
Câu 8: Khí thải công nghiệp và của các động cơ ô tô, xe máy,… là nguyên nhân chủ yếu qây ra mưa axit. Thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là
A. SO2, CO, NO
B. SO2, CO, NO2
C. NO, NO2, SO2
D. NO2, CO2, CO
Câu 9: Trong các cacbohiđrat sau, chất nào không bị thủy phân
A. Saccarozơ B. Glucozơ C. Tinh bột D. Xenlulozơ
Câu 10: Mùi tanh của cá là do hỗn hợp một số amin gây nên. Vì thế để khử mùi tanh cá người ta dùng
A. Nước vôi B. Phèn chua C. Giấm D. Axit clohiđric
Câu 11: Khi cho 3,75g axit aminoaxetic tác dụng hết với dung dịch NaOH, khối lượng muối tạo thành
A. 9,7 B. 4,85 C. 10 D. 4,5
Câu 12: Để chuyển hoàn toàn 13,26g triolein thành trítearin cần a mol H2. Giá trị của a là
A. 0,015 B. 0,03 C. 0,045 D. 0,06
Câu 13: Cho H2 dư đi qua hỗn hợp A gồm CuO; NiO và Fe2O3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn B gồm
A. Cu; Ni; Fe
B. Cu; NiO; Fe
C. Cu; Ni; FeO
D. Cu; NiO; Fe2O3
Câu 14: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4
Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 15: Trong công nghiệp Al được điều chế bằng cách
A. Cho Al2O3 phản ứng với CO ở nhiệt độ cao
B. Điện phân AlCl3 nóng chảy
C. Điện phân Al2O3 nóng chảy
D. Cho Mg phản ứng với dung dịch AlCl3
Câu 16: Chất X tác dụng với HNO3 thấy có khí thoát ra. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cho Cu vào dung dịch Y thấy Cu tan ra. Vậy X là chất nào sau đây
A. Fe3O4 B. FeO C. Fe D. Fe2O3
Câu 17: Cho dãy các chất: NH4Cl; (NH4)3PO4; KNO3; Na2CO3 và Ca(H2PO4)2 . Số chất trong dãy khi phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư tạo nên kết tủa là
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 18: Cho 2,4g Al, Zn, Fe tác dụng hết với oxi thu được hỗn hợp X gồm 5 oxit có khối lượng là 3,4g. Để hòa tan hết hỗn hợp X cần thể tích dung dịch HCl 1M là
A. 125 ml B. 50ml C. 100ml D. 25ml
Câu 19: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ axit nitric và xenlulozơ. Để có 14,85 kilogam xelulozơ trinitrat cần dung dịch chứa m kilogam axit nitric. Giá trị m là
A. 11,5 B. 8,51 C. 9,45 D. 10,5
Câu 20: Cho 10,2g phenyl axetat tác dụng với 120ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là
A. 19,05 B. 14,85 C. 17,82 D. 16,05
Câu 21: Cho các loại tơ: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon 6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Các loại tơ nhân tạo là
A. Tơ nilon 6,6 và tơ capron
B. Tơ tằm và tơ enang
C. Tơ visco và tơ nilon 6,6
D. Tơ visco và tơ axetat
Câu 22: Cho 2,6g hỗn hợp X gồm 2 amino no đơn chức, bậc một kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,425 g hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong X là
A. C2H5NH2 và C3H7NH2
B. C2H3NH2 và C3H5NH2
C. CH3NH2 và C2H5NH2
D. C2H5NH2 và (CH3)2NH
Câu 23: Các chất hữu cơ X, Y, X có cùng công thức phân tử C4H8O2 thỏa mãn các tính chất sau:
- X có cấu tạo mạch cacbon phân nhánh, phản ứng được với Na và NaOH
- Y tác dụng được dung dịch NaOH và được điều chế từ ancol và axit có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử
- Z có cấu tạo mạch cacbon không phân nhánh, tác dụng được với dung dịch NaOH và có phản ứng tráng bạc là
X,Y,Z lần lượt là
A. CH3CH(CH3)COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3
B. CH3(CH2)2COOH, CH3COOCH2CH3, HCOOCH2CH2CH3
C. CH3CH(CH3)COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH2CH2CH3
D. CH3(CH2)2COOH, CH3CH2COOCH3, HCOOCH(CH3)2
Câu 24: Nhận xét nào sau đây đúng
A. Phenyl fomat phản ứng với dung dịch NaOH dư tạo hỗn hợp hai muối
B. Anilin tan trong dung dịch NaOH
C. Metylamin không phản ứng với dung dịch FeCl3
D. Isopropylamin là amin bậc hai
Câu 25: Cho 36g FeO tác dụng phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị a là
A. 1,25 B. 0,5 C. 1,0 D. 0,75
Câu 26: Cho một số đặc điểm sau đây nói về nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu
(1) Tạo kết tủa khi tác dụng với NaOH
(2) Làm hao tốn xà phòng khi giặt rửa
(3) Tạo kết tủa khi tác dụng với Na3PO4
(4) Có chứa các cation Mg2+, Ca2+
Những đặc điểm chung của nước cứng tạm thời và vĩnh cửu là
A. 1,2,3
B. 1,2,4
C. 2,3,4
D. 1,2,3,4
Câu 27: Cho 5,8g muối FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được hỗn hợp khí X gồm CO2 và NO và dung dịch Y. Thêm dung dịch HCl dư vào Y sau đó cho tiếp bột Cu vào thì thấy có m gam Cu bị hòa tan và thu được một khí không màu hóa nâu trong không khí. Giá trị của m là
A. 14,4 B. 16 C. 9,6 D. 11,2
Câu 28: Nung nóng 3,5 g hỗn hợp X gồm Al, Mg và Fe trong khí oxi sau một thời gian thu được 4,7g hỗn hợp Y. Hòa tan Y vào dung dịch HNO3(dư) thu được 1,12l khí NO. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,4 B. 0,3 C. 0,45 D. 0,35
Câu 29: Trên 2 đĩa cân ở vị trí cân bằng có 2 cố thủy tinh. Mỗi cốc đựng 100g dung dịch HCl 16,425%. Thêm vào cốc thứ nhất 20g bột CaCO3. Cần phải thêm ào cốc thứ hai x gam bột MgCO3 để khi phản ứng hóa học kết thúc thì hai đĩa cân vẫn vị trí cân bằng. Giá trị của x gần nhất với
A. 22,53 B. 22,75 C. 21,15 D. 24,45
Câu 30: Cho dãy các chất: Na2SO3, Cr(OH)3, FeO, BaSO4, BaCl2, CuS, NaHCO3. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 31: Hợp chất X chứa vòng benzen và có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 14:1:8. Đun nóng 2,76g X với 75ml dung dịch KOH 1M (dư 25% so với lượng cần phản ứng) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được a gam chất rắn khan. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhát. Giá trị a là
A. 5,4 B. 6,6 C. 6,24 D. 6,96
Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 12,36g amino axit X có công thức dạng H2NCxHy(COOH)n thu được a mol H2O và b mol CO2 (a >b) . Cho 0,2 mol X vào 1 lit dung dịch hỗn hợp KOH 4M và NaOH 0,3 M thu được dung dịch Y. Cho tiếp dung dịch HCl dư vào Y đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 75,25g muối. Giá trị a là
A. 0,54 B. 0,3 C. 0,64 D. 0,43
Câu 33: Hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ đơn chức. Cho m gam X tác dụng với 240ml dung dịch NaOH 1M (dư 20% so với lượng cần phản ứng). tạo thành dung dịch Y. Chưng cất Y thu được 20,4g chất rắn khan và một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 2,24l CO2và 3,6g H2O. Giá trị m là
A. 15,8 B. 17,2 C. 19,2 D. 18,6
Câu 34: Cho 41,2g hỗn hợp hai chất hữu cơ có công thức phân tử lần lượt là C3H12O3N2 và CH7O3NS tác dụng với 400ml dung dịch KOH 2M đun nóng, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,2l môt chất khí duy nhất có khả năng làm xanh quỳ ẩm và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là
A. 57,9 B. 35 C. 50,6 D. 51,8
Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T thu được kết quả sau
Dung dịch X tạo hợp chất màu xanh đen với dung dịch I2
Dung dịch Y cho phản ứng màu biure với Cu(OH)2
Dung dịch Z tham gia phản ứng tráng bạc
Dung dịch T tạo kết tủa trắng với nước brom
Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là dung dịch
A. Tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ
B. Tinh bột, anilin, lòng trắng trúng, glucozơ
C. Lòng trắng trứng, tinh bột, glucozơ, anilin
D. Tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin
Câu 36: Thực hiện các phản ứng sau
X + NaOH → X1 +X2
X2 → X4 + H2O
X1+ NaOH → X3 + Na2CO3
X2+ O2 → X5 + H2O
2X3 → X6 + 3H2
X6 + H20 → X7
X7 + H2 → X2
Nhận xét nào sau đây không đúng
A. X là etyl axetat
B. X6 có phản ứng với AgNO3 /NH3 tạo kết tủa
C. X4 làm mất màu dung dịch KMnO4
D. X5 có phản ứng tráng bạc
Câu 37: Chia 13,6g hỗn hợp X (gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4) thành hai phần bằng nhau. Phần (1) hòa tan hoàn toàn dung dịch HNO3 thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 21,78g muối khan. Phần (2) cho tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch chứa HCl a mol/l và H2SO4 b mol/l. Sau phản ứng thu được 14,35g muối khan. Tỉ lệ a:b là
A. 5:7 B. 4:3 C. 5:3 D. 2:3
Câu 38: Hòa tan hết m gan hỗn hợp gồm CuS, FeS và FeS2 bằng dung dịch HNO3 vừa đủ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí NO(sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y chỉ chứa muối của Cu2+; Fe3+ với một anion. Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 34,95g kết tủa. Mặt khắc, nếu cho Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 46,45g kết tủa. Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 1,6 B. 0,4V C. 1,2 D. 1
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 1,7g hỗn hợp chất hữu cơ X (MX > 140) cần vừa đủ 2,52 lít O2(dktc) sản phẩm cháy thu được gồm CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Biết rằng 1 mol X phản ứng tối đa hết 200g dung dịch NaOH 40%. X không tham gia phản ứng tráng bạc. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 40: X là tripeptit; Y là pentapeptit đều mạch hở. Hỗn hợp T gồm X và Y có tỉ lệ tương ứng là 2 :3. Thủy phân hoàn toàn 149,7g T trong môi trường axit thu được 178,5g hỗn hợp các amino axit. Cho 149,7g T vào dung dịch chứa 1 mol KOH và 0,5 mol NaOH, đun nóng hỗn hợp để phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A. Tổng khối lượng chất rắn trong A là
A. 185,2g B. 199,8g C. 212,3g D. 256,7g
Đáp án:
Hướng dẫn giải
Câu 34:
Tác dụng với KOH mà thu được 1 khí duy nhất hóa xanh quỳ tím ẩm thì
Với công thức phân tử C3H12O3N2 suy ra công thức cấu tạo là (CH3NH3)2CO3
Với công thức phân tử CH7O3NS suy ra công thức cấu tạo là CH3NH3HSO3
(CH3NH3)2CO3 + KOH → K2CO3 + 2CH3NH2 + 2H2O
CH3NH3HSO3 + 2KOH → K2SO3 + CH3NH2 + 2H2O
Ta có 41,2 /113 = 0,365 > nhỗn hợp > 41,2/124 = 0,332
=> nKOH p/ư = 2nhỗn hợp < nKOH ban đầu =0,8 mol => KOH dư
2x + y = 0,5
124x + 113y = 41,2
=>x= 0,15; y = 0,2
M = 138.0,15 + 158.0,2 + 0,1 .56 = 57,9g
Câu 37:
Xét phần (1) Muối khan khi cô cạn X là Fe(NO3)3 => nFe(NO3)3 = 0,09 mol
Bảo toàn nguyên tố Fe => nFe(X) = 0,18 mol => nO(X) = 0,22 mol
Xép phần (2) Áp dụng BTKL
=> 35,5nCl- + 96nSO42- = 14,35 – 0,09 . 56 = 9,31
Áp dụng DLBT điện tích
nCl- + 2nSO42- = nH+ =2nO = 2.1/2.nO(X) = 0,22 mol (2)
(1) và (2) => nCl- = 0,1 mol; nSO42- = 0,06 mol
a/b = 0,1 /0,06 =5:3
Câu 38:
Quy đổi hỗn hợp thành Cu, Fe, S
nCu =a mol; nFe = b mol; nS = c mol
Dung dịch Y gồm Fe3+ (b mol); Cu2+ (a mol); SO42- (c mol)
Bảo toàn điện tích 3b + 2a = 2c
Y + BaCl2 → BaSO4 (c mol)
=> C = 34,95/233 = 0,15 mol
Y + Ba(OH)2 → BaSO4 (0,15 mol) ; Cu(OH)2 (a mol); Fe(OH)3 (b mol)
=> 107b + 98a = 46,45 -34,95 = 11,5 (2)
(1), (2) => a= 0,03 ; b =0,08
ne = 2a + 3b + 6c =1,2 mol
nHNO3 p/ư = nNO = 0,4 mol (do NO3- hết)
Câu 39:
nO2 = 0,1125 mol; nNaOH = 2 mol
Vì X + O2 → CO2 + H2O => X có thể chứa C, H, O
DLBTKL: mCO2 + mH2O = mX + mO2 = 1,7 + 0,1125 .32 = 5,3g
Đặt a,b là số mol CO2, H2O => 44a + 18b = 5,3 (1)
Theo bài ra ta có a =2b (2)
Giải hệ (1), (2) ta có a = 0,1l, b =0,05
mC = 0,1 . 12 = 1,2 g
mH = 0,05 . 2 = 0,1 g
mO = mX – (mC + mH) = 0,4g
X là CXHyOz : x : y :z = 4 : 4 :1
CTTN của X : (C4H4O)n do MX < 140 nên 68n < 140 => n =1 hoặc n =2
Vì 1 mol X tác dụng tối đa với 2 mol NaOH, X không tham gia phản ứng tráng bạc nên X phải có 2 nhóm –OH gắn với vòng benzen hoặc X là este đơn chức của axit cacboxylic đơn chức với phenol
Từ đó suy ra phải có 2 nguyên tử O trong phân tử và CTPT của X là C8H8O2
Số đồng phân cấu tạo của X là 7
Câu 40:
X(tri): 2a
Y(penta) : 3a
H2O :(178,5-149,7)/18 = 1,6 mol
2a.2 + 3a.4 =1,6 => a =0,1 => nCOOH = 2a.3 + 3a.5 = 21a =2,1 =nOH-
Áp dụng BTKL 178,5 + 1.56 + 1,5.40 = m + 2,1.18 => m =256,7g