HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - HĐMĐ: QUAN SÁT THỜI TIẾT - TCDG: NU NA NU NỐNG - TCTC: CHƠI TỰ DO

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐMĐ: QUAN SÁT THỜI TIẾT
TCDG: NU NA NU NỐNG
TCTC: CHƠI TỰ DO
I/ Mục đích:
- Nhằm thay đổi trạng thái hoạt động cho trẻ, thoả mãn nhu cầu vận động, vui chơi, hít thở bầu không khí trong lành, góp phần phát triển trí lực cho trẻ.
- Phát triển khả năng quan sát, khả năng dự doán và ngôn ngữ của trẻ
- Phát triển ngôn ngữ, giao tiếp, tình cảm, sự mạnh dạn, tự tin cho trẻ.
- Trẻ chơi trò chơi hứng thú và đúng luật.
- Giaó dục trẻ không được chơi đùa ngoài nắng và khi đi nắng phải đội mũ


II/ Chuẩn bị:
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- Bể chơi cát, nước

III/ Tiến hành:

Hoạt Động Của Cô
Hoạt động của trẻ
1/ Giới thiệu:
- Cho trẻ hát bài “Em đi mẫu giáo”.
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát.
- Cô cho trẻ mang dép và đi ra sân, nhắc nhở trẻ khi ra ngoài không được chen lấn, xô đẩy nhau.

2/ Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động mục đích:
- Tập trung trẻ lại.
- Các con đang học chủ đề gì?
- Giới thiệu hoạt động “Quan sát thời tiết trong ngày”.
+ Thời tiết của ngày hôm qua như thế nào?
+ Nhìn xem bầu trời hôm nay thế nào?
+ Khi trời nắng sẽ nhìn thấy ai?
+ Ông mặt trời chiếu gì xuống?
+ Ngoài nắng ra, còn thấy gì nữa? (đám mây, gió…)
+ Trời nắng nóng thì phải ăn mặc quần áo như thế nào cho phù hợp?
+ Đi ngoài nắng phải đội gì?
+ Để có bầu không khí trong lành thì phải làm gì?
- Giáo dục trẻ phải biết giữ gìn môi trường để không khí không bị ô nhiễm (Không vứt rác bừa bãi, trồng và chăm sóc cây xanh…)
Trò chơi dân gian: Nu na nu nống
- Cách chơi Số lượng khoảng từ 8 - 10 trẻ. Những người chơi ngồi xếp hàng bên nhau, duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay, vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc các câu đồng dao. Mỗi từ trong bài đồng dao được đập nhẹ vào một chân, bắt đầu từ đầu tiên của bài đồng dao là từ "nu"sẽ đập nhẹ vào chân 1, từ "na" sẽ đập vào chân 2 của người đầu, tiếp theo đến chân của người thứ hai thứ ba...theo thứ tự từng người đến cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến từ "trống" . Chân của ai gặp từ "trống" thì co chân đó lại, ai co đủ hai chân đầu tiên người đó sẽ vế nhất, ai co đủ hai chân kế tiếp sẽ về nhì...

người còn lại cuối cùng sẽ là người thua cuộc. Trò chơi lại bắt đầu từ đầu.- Cho trẻ chơi, sau mỗi lần chơi cô kiểm tra kết quả và tuyên dương trẻ.
- Trẻ chơi, cô quan sát động viên, khuyến khích trẻ chơi.      
                              
* Trò chơi tự chọn:
- Cho trẻ chơi tự do.
- Trẻ vẽ, cô gợi ý để trẻ sáng tạo.

3/ Kết thúc:
- Cô dùng xắc xô tập trung trẻ lại.
- Cô nhận xét quá trình hoạt động của trẻ.
- Cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi và vệ sinh trước khi vào lớp.

- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ ra sân.



- Trẻ tập trung.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ trả lời.







- Trẻ lắng nghe.




- Trẻ lắng nghe.







- Trẻ chơi.

- Trẻ thực hiện.


- Trẻ tập trung.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vào lớp.
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM