HOẠT ĐỘNG CHUNG - ĐỀ TÀI : NHẬN BIẾT PHÍA TRÁI, PHÍA PHẢI CỦA BẢN THÂN

HOẠT ĐỘNG CHUNG
MÔN : LQVT
ĐỀ TÀI : NHẬN BIẾT PHÍA TRÁI, PHÍA PHẢI CỦA BẢN THÂN.


I/Mục đích - Yêu cầu:
      1)Kiến thức:
                 - Trẻ hận biết được tay phải – tay trái của bản thân trẻ.
                 - Trẻ xác định được phía phải – phía trái của bản thân.
                 - Trẻ nhận biết được các đồ vật xung quanh ở phía nào của mình.
      2)Kỹ năng:
                  - Trẻ có kỹ năng nhận biết tay phải tay trái của bản thân trẻ.
                  - Có kỹ năng phân biệt phía phải – phía trái của bản thân trẻ khi trẻ đứng ở các hướng
                  khác nhau.
      3)Thái độ:
                 - Biết cách sử dụng đồ dùng, lấy cất đúng nơi qui định.
                 - Biết yêu quí bản thân mình và những người xung quanh.

II/Chuẩn bị:
      1)Địa điểm:
                 - Phòng sạch sẽ, thoáng mát.
      2)Đồ dùng:
                 - Cho cô:
                 - Cho trẻ: Mỗi trẻ có 1 đồ chơi cầm tay.
                                 Các đồ dùng để xung quanh lớp
                                 Một số đồ chơi đặt xung quanh lớp.
      3)Phương pháp, tích hợp:
                 - Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành.
                 - Tích hợp: MTXQ, Âm nhạc.

III/ Cách tiến hành:

Hoạt động  của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Ổn định, giới thiệu:
- Cô cho trẻ hát bài “Cô giáo miền xuôi” và ra sân quan sát lớp học.
- Cô đàm thoại cùng trẻ:
+ Con nào biết lớp của chúng ta là lớp gì?
+ Đúng rồi, vậy lớp mẫu giáo của chúng ta là lớp mẫu giáo mấy tuổi?
+ Ở nhà các con được ai chăm sóc?
+ Đến trường các con gặp ai?
+ Khi đến trường các con được cô giáo dạy những gì nào?
+ Các con có thích không ?
- Dẫn dắt, giới thiệu hoạt động “Nhận biết phía phải, trái của bản thân”

2/ Hoạt động nhận thức:
a) Ôn xác định tay phải, tay trái của bản thân trẻ:
* Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
- Bàn tay của chúng mình rất đẹp. Chúng mình có thể múa này, vẽ này và còn để làm gì nữa nhỉ?
- Vậy khi ăn cơm, tay phải chúng mình làm gì?
- Còn tay trái thì làm gì?
- Vậy khi vẽ chúng mình dùng tay nào để vẽ?
- Tay trái sẽ làm gì đây?
* Trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”
- Cô nói “Tay phải”, trẻ nói “Tay cầm thìa, cầm bút, cầm bàn chải đánh răng...”
- Cô nói “Tay trái”, trẻ nói “Cầm bát, giữ vở, cầm cốc...”
- Và ngược lại cô nói “Tay cầm bát”, trẻ nói “Tay trái”

b) Nhận biết phía trái, phía phải của bản thân:
* Cho trẻ xác định các bộ phận (tai, chân, mắt) trên cơ thể cùng phía với tay phải - tay trái của trẻ. Bằng cách chơi trò chơi:
- Cô và các con cùng làm các chú thỏ (cô và trẻ để tay cạnh tai giả làm thỏ). Sau đó vừa nói vừa làm các động tác sau:
+ Dậm chân phải – “Thình thịch”
+ Dậm chân trái – “Thình thịch”
+ Vẫy tay phải – Vẫy tay trái
+ Bịt mắt phải – Bịt mắt trái
+ Nghiêng người sang phải – Nghiêng người sang trái
+ Quay đầu sang phải – Quay đầu sang trái
- Cho trẻ lấy đồ chơi và đi về đội hình 3 hàng ngang.
+ Các con hãy cầm đồ chơi bằng tay phải giơ lên!
+ Các con đặt đồ chơi xuống cạnh mình!
+ Đồ chơi ở phía tay nào của con?
+ Đồ chơi ở phía nào của con?
+ Các con hãy cầm đồ chơi bằng tay trái giơ lên (thực hiện tương tự như với tay phải)
- Cho trẻ quan sát vùng không về bên tay phải, tay trái trẻ xem có ai hoặc có cái gì:
+ Con hãy đặt tay lên vai bạn ngồi bên phải!
+ Con hãy đặt tay lên vai bạn ngồi bên trái!
+ Các con hãy quay đầu sang phải (sang trái) xem có những đồ vật gì ở bên phải (bên trái) của con?
+ Cửa ra vào ở phía nào của con?
- Tương tự cô hỏi các đồ vật khác để trẻ trả lời.
- Cô chính xác hoá kết quả của trẻ và kết luận:
+ Phía phải là phía bên tay phải.
+ Phía phải là phía bên tay trái.

3/ Trò chơi:
* Trò chơi 1 “Tai ai tinh”
- Cách chơi: Cô cho 1 trẻ lên đội mũ chóp kín, 1 bạn lên gõ xắc xô. Bạn đội mũ chóp kín sẽ đoán xem bạn gõ xắc xô theo hướng nào của mình.
* Trò chơi 2 “Chèo thuyền”
- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi xuống 2 tay đặt lên vai bạn 2 chân mở rộng. Khi có hiệu lệnh “Chèo thuyền” trẻ sẽ làm người chèo thuyền. Cô nói “Sóng xô, sóng xô”, trẻ hỏi “Xô về phía nào”, cô nói phía nào trẻ xoay người về phía đó.

- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.






- Trẻ lắng nghe.




- Trẻ trả lời.





- Trẻ trả lời.








- Trẻ chú ý.

- Trẻ thực hiện.





- Trẻ thực hiện.


- Trẻ trả lời.



- Trẻ thực hiện.



- Trẻ trả lời.



- Trẻ lắng nghe.



- Trẻ chơi.


- Trẻ chơi.



CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM