Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1950-1953) (phần 3)

Câu 28. Thành tựu của phong trào bình dân học vụ năm 1952 ?
A. Hoàn thành xóa mù cho 10 triệu dân.
B. Hoàn thành xóa mù cho 12 triệu dân.
C. Hoàn thành xóa mù cho 14 triệu dân.
D. Hoàn thành xóa mù cho 15 triệu dân.

Câu 29. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là gì ?
A. Đánh đổ đế quốc, tư sản mại bản, giành độc lập cho dân tộc.
B. Đánh đổ Pháp và bọn phong kiến tay sai, giành độc lập thống nhất hoàn toàn.
C. Đánh bại thực dân Pháp và bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn.
D. Đánh bại thực dân Pháp và bọn tay sai, giành chính quyền về tay nhân dân.
Câu 30. Tại sao nói, trong các chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung ta không đạt được mọi mục tiêu chiến lược đã đề ra ?
A. Quân ta chưa đủ năng lực để đánh vận động chiến.
B. Ta chọn hướng tiến công không có lợi, địch có điều kiện phát huy ưu thế về vũ khí, chiến thuật.
C. Quân ta chưa đủ mạnh tiến hành các chiến dịch lớn và dài ngày.
D. Tương quan lực lượng ta và địch chưa có sự thay đổi có tính đột phá.
Câu 31. Nét nổi bật trong nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch Hoà Bình?
A. Phối hợp chiến đấu giữa mặt trận chính diện và mặt trận sau lưng địch.
B. Phối hợp giữa chiến trường chính và chiến trường phối hợp trong cả nước.
C. Phối hợp giữa du kích chiến với vận động chiến.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 32. Chiến dịch Hoà Bình được tiến hành trọng thời gian nào ?
A. Từ tháng 11/1951 đến tháng 2/1952.
B. Từ tháng 12/1951 đến tháng 2/1952.
C. Từ tháng 2/1951 đến tháng 11/1952.
D. Từ tháng 11/1951 đến tháng 2/1952.
Câu 33. Kết quả của chiến dịch Thượng Lào ?
A. Giải phóng toàn tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, Phong-xa-lì.
B. Giải phóng toàn tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng và một phần Phong-xa-lì.
C. Giải phóng toàn tỉnh Sầm Nua, một phần Xiêng Khoảng và Phong-xa-lì.
D. Giải phóng toàn tỉnh Xiêng Khoảng, Phong-xa-lì và một phần Sầm Nưa.
Câu 34. Chiến dịch Trần Hưng Đạo diễn ra ở đâu ?
A. Vĩnh Yên, Thái Nguyên.
B. Vĩnh Yên, Phúc Yên.
C. Nam Định, Ninh Bình.
D. Nam Hà, Nam Định.
Câu 35. Hướng tiến công của quân ta trong chiến dịch Quang Trung ?
A. Nam Hà, Nam Định, Thái Bình.
B. Nam Hà, Nam Định, Ninh Bình.
C. Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
D. Thái Bình, Nam Định, Hà Nam.
Câu 36. Chiến thắng của quân ta trong chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào đã chứng tỏ điều gì ?
A. Quân ta đã giành được thế chù động chiến lược trên chiến trường Bắc Đông Dương.
B. Quân ta đã giành được thế chủ động chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.
C. Quân ta đã giữ vững và phát huy được thế chủ dộng trên chiến trường.
D. Quân ta đã giành được thắng lợi quyết định, buộc Pháp phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt chiến tranh.
Câu 37. Sau chiến dịch Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám nhận thức quan trọng được ta rút ra là :
A. Ưu thế của quân ta vẫn là tác chiến ở chiến trường rừng núi.
B. Ta có biểu hiện của tư tưởng nóng vội, chủ quan.
C. Ta cần "tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu" để phát huy ưu thế trên chiến trường.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 38. Từ sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, Pháp tăng cường thực hiện chính sách
A. Mở rộng địa bàn chiếm đóng khắp cả nước.
B. Phòng ngự đồng bằng Bắc Bộ.
C. “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
D. Tập trung quân Âu Phi, mở cuộc tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.
Câu 39. Chủ trương của Đảng và Chính phủ trong những năm 1947 - 1948. để đối phó với những âm mưu và hành động của thực dân Pháp?
A. Mở các cuộc tấn công đánh địch trên các mặt trận chính diện.
B. Phát động chiến tranh du kích rộng rãi ở các vùng tạm chiếm.
C. Tạm thời rút vào hoạt động bí mật.
D. Câu B và C đúng.
Câu 40. Việc hoàn thành cơ bản thống nhất hai mặt trận Việt Minh và Liên Việt vào thời gian nào?
A. Năm 1948.       B. Năm 1949.
C. Năm 1950.       D. Năm 1951.
Đáp án
Câu
28
29
30
31
32
33
34
Đáp án
c
c
b
d
a
c
b
Câu
35
36
37
38
39
40
Đáp án
c
c
d
c
b
d
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM