Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Ôn tập chương 2 (tiếp)

Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Ôn tập chương 2 (tiếp)

Câu 8. Đọc đoạn thông tin sau đây và trả lời câu hỏi?
Một số loài chó sói thường sống thành từng đàn, chiếm cứ một vùng lãnh thổ nhất định. Chúng cùng nhau săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Mỗi đàn đều có một con chó sói đầu đàn. Con đầu đàn có đầy quyền lực như được ăn con mồi trước, thức ăn còn thừa mới đến con có thứ bậc kế tiếp. Ngoài ra, chỉ con đầu đàn mới được quyền sinh sản. Khi con đầu đàn chết hoặc quá già yếu, con khỏe mạnh thứ hai sẽ lên thay thế.

Điều nào sau đây nói lên vai trò của tập tính xã hội và tập tính bảo vệ lãnh thổ của loài sói?
A. Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng dỗ con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn
B. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con đực được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn
C. Các tập tính này đều làm tăng tỷ lệ sinh bằng cách gia tăng số con đực được phép sinh sản, đảm bảo tính đa dạng phong phú của loài
D. Các tập tính này đều làm giảm tỷ lệ sinh bằng cách hạn chế số con cái được phép sinh sản, đảm bảo duy trì vốn gen tốt tập trung ở con đầu đàn
Câu 9. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin “nhảy cóc” vì
A. Giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện
B. Tạo cho tốc độ truyền xung nhanh
C. Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie
D. Đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng
Câu 10. Trong sự truyền tin qua xináp, Ca2+ có vai trò
A. Tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hóa học hoạt động
B. Xúc tác sự tổng hợp các chất trung gian hóa học
C. Tăng cường tái phân cực mở màng trước xináp
D. Kích thích gắn túi chứa chất trung gian hóa học vào màng trước xináp và vỡ ra
Câu 11. Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự
A. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào mạng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xináp → Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xináp →axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
B. Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào mạng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xináp → a xê tin cô lin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xináp
C. axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp → xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xináp → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào mạng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xináp
D. xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào chùy xináp → Ca2+ vào làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào mạng trước và vỡ ra giải phóng axêtincôlin vào khe xináp → axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp
Câu 12. Xét các diễn biến sau:
⦁ Nồng độ Kbên trong cao hơn bên ngoài tế bào
⦁ Nồng độ Nabên trong cao hơn bên ngoài tế bào
⦁ Các cổng K mở nên các Kở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với trong màng tích điện âm
⦁ Bơm Na - K vận chuyển Ktừ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ Kbên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào
⦁ Bơm Na - K vận chuyển Natừ phía bên ngoài trả vào phía bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ Nabên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào
⦁ Các cổng Na mở nên các Naở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát phía ngoài màng tế bào, làm cho phía ngoài màng tế bào tích điện dương so với phía trong màng tích điện âm
Cơ chế hình thành điện thế nghỉ gồm những đặc điểm:
A. 1, 3 và 4       B. 2, 3 và 5
C. 3, 4 và 6       D. 2, 5 và 6
Câu 13. Xét các phát biểu sau về bơm Na - K
⦁ Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có ở trên màng tế bào
⦁ Có nhiệm vụ chuyển Ktừ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ Kở bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉ
⦁ Hoạt động của bơm Na - K đôi khi không cần năng lượng
⦁ Hoạt động của bơm Na - K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp
⦁ Bơm Na - K có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Natừ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện
⦁ Chuyển Ktừ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện
Có bao nhiêu phát biểu trên không đúng về vai trò của bơm Na - K?
A. 2       B. 3       C. 4       D. 5
Câu 14. Tính thấm của màng nơron ở nơi bị kích thích thay đổi là do
A. Màng của nơron bị kích thích với cường độ đạt tới ngưỡng
B. Xuất hiện điện thế màng
C. Kênh Nabị đóng lại, kênh Kmở ra
D. Lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu
Đáp án
Câu
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
B
A
D
D
A
A
A
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM