Đề kiểm tra 1 tiết Địa Lí 11 (Đề 54)
Đề kiểm tra 1 tiết Địa Lí 11 (Đề 54)
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: (0,5 điểm) Trung Quốc thu hồi lại Hồng Công vào năm nào?
A. Năm 1995. B. Năm 1996.
Câu 2: (0,5 điểm) Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh nhất ở thủ đô Niu Đê-li Ấn Độ?
A. Sản xuất ôtô và hóa dầu.
B. Chế tạo máy, dệt, may và hóa chất.
C. Luyện kim đen, hóa chất và thực phẩm.
D. Luyện kim màu và thiết bị điện tử.
Câu 3: (0,5 điểm) Lượng điện bình quân theo đầu người cao nhất các nước Đông Nam Á là:
A. Xin-ga-po. B. Việt Nam.
C. Phi-lip-pin. D. Thái Lan.
Câu 4: (0,5 điểm) Sản lượng sản phẩm công nghiệp nào mà Trung Quốc chiếm vị trí thứ nhất thế giới (năm 2004)?
A. Điện và dầu khí.
B. Than, thép thô, xi măng, phân đạm.
C. Cơ khí và sản xuất ôtô.
D. Hóa chất và điện tử.
Câu 5: (0,5 điểm) Phát minh nổi bật của Trung Quốc trước Công nguyên là gì?
A. La bàn. B. Thuốc súng.
C. Kĩ thuật in. D. Chữ viết.
Câu 6: (0,5 điểm) Tỉ lệ dân thành thị của Trung Quốc (năm 2005) chiếm:
A. 30%. B. 37%. C. 42%. D. 45%.
Câu 7: (0,5 điểm) Hai trung tâm công nghiệp lớn ở vùng Đông Bắc Ấn Độ là gì?
A. Giam-sét-pua và Côn-ca-ta.
B. Mun-bai và Niu Đê-li.
C. Ben-ga-lo và Cô-sin.
D. Pu-na và Ben-ga-lo.
Câu 8: (0,5 điểm) Nước nào có tiềm năng thủy điện lớn nhất trong Đông Nam Á?
A. Ma-lai-xi-a. B. Thái Lan. C. Lào. D. Việt Nam.
Câu hỏi tự luận
Câu 1: (3 điểm) Hãy cho biết những thành tựu của cuộc ‘cách mạng Xanh” trong nông nghiệp ở Ấn Độ.
Câu 2: (3 điểm) Nêu những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên trong sự phát triển kinh tế của Đông Nam Á.
Đáp án và thang điểm
Câu hỏi trắc nghiệm
Câu hỏi
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
Đáp án
|
C
|
B
|
A
|
B
|
D
|
B
|
A
|
D
|
Câu hỏi tự luận
Câu 1: (3 điểm) Từ năm 1967 Ấn Độ bắt đầu tiến hành cuộc “cách mạng Xanh” đến nay đạt nhiều thành tựu:
- Sản lượng lương thực tăng liên tục từ 20,6 triệu tấn (1950) lên 226 triệu tấn (2004) .
- Đầu thập niên 80, Ấn Độ tự túc được lương thực.
- Trong nhiều năm gần đây luôn thuộc nhóm bốn nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (năm 2005 xuất khẩu 4,2 triệu tấn gạo thứ 3 thế giới sau Thái Lan và Việt Nam).
Câu 2: (3 điểm) Tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn để phát triển kinh tế là:
* Thuận lợi:
- Đất phù sa màu mỡ ở các đồng bằng, đất đỏ badan ở các đồi núi, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới điển hình.
- Trừ Lào, còn các nước khác giáp biển. Phát triển các ngành kinh tế biển, khai thác sinh vật biển, hàng hải, khoáng sản, du lịch,…
- Có rừng mưa nhiệt đới, rừng xích đạo ẩm ướt xung quanh năm.
- Nằm trong vành đai sinh khoáng, giàu khoáng sản.
* Khó khăn:
- Thiên tai, động đất, song thần, bão, lũ lụt.