Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM (tiếp theo)

Câu 17. Ở thực vật CAM, khí khổng
A. đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm.
B. chỉ mở ra khi hoàng hôn.
C. chỉ đóng vào giữa trưa.
D. đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày.

Câu 18. Ở thực vật C4, giai đoạn đầu cố định CO2
A. và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bao bó mạch.
B. và giai đoạn cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
C. diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu.
D. diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô giậu; còn giai đoạn tái cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.
Câu 19. Những đặc điểm nào dưới đây đúng với thực vật CAM?
(1) Gồm những loài mọng nước sống ở các vùng hoang mạc khô hạn và các loại cây trồng nhưu dứa, thanh long…
(2) Gồm một số loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như mía, rau dền, ngô, cao lương, kê…
(3) Chu trình cố định CO2tạm thời (con đường C4) và tái cố định CO2 theo chu trình Canvin. Cả hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá.
(4) Chu trình C4 (cố định CO2) diễn ra vào ban đêm, lúc khí khổng mở và giai đoạn tái cố định CO2theo chu trình Canvin, diễn ra vào ban ngày.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1) và (3).    B. (1) và (4).    C. (2) và (3).    D. (2) và (4).
Câu 20. Dưới đây là bảng phân biệt hai pha của quá trình quang hợp nhưng có hai vị trí bị nhầm lẫn. Em hãy xác định đó là hai vị trí nào ?
Đặc điểm
Pha sáng
Pha tối
Nguyên liệu
1. Năng lượng ánh sáng, H2O, NADP, ADP
5. CO2, NADPH và ATP
Thời gian
2. Xảy ra vào ban ngày và ban đêm
6. Xảy ra vào ban ngày
Không gian
3. Các phản ứng xảy ra trên màng tilacôit của lục lạp
7. Các phản ứng xảy ra ở chất nền (strôma) của lục lạp
Sản phẩm
4. NADPH, ATP và oxi
8. Các hợp chất hữu cơ
Phương án trả lời đúng là:
A. 4 và 5.    B. 3 và 7.    C. 2 và 6.    D. 5 và 8.
Câu 21. Trong các nhận định sau :
(1) Cần ít photon ánh sáng để cố định 1 phân tử gam CO2.
(2) Xảy ra ở nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3.
(3) Sử dụng nước một cách tinh tế hơn thực vật C3.
(4) Đòi hỏi ít chất dinh dưỡng hơn so với thực vật C3.
(5) Sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3.
Có bao nhiêu nhận định đúng về lợi thế của thực vật C4?
A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.
Câu 22. Hình dưới đây mô tả quá trình nào? Hãy điền chú thích tương ứng với các số trên hình.
Phương án trả lời đúng là:
A. Quá trình quang phân li nước ở pha sáng và cố định CO2 ở pha tối của quang hợp. 1-pha sáng ; 2-pha tối ; 3-CO2 ; 4-C6H12O6.
B. Quá trình quang phân li nước ở pha sáng và cố định CO2 ở pha tối của quang hợp. 1-pha sáng ; 2-pha tối ; 3-O2 ; 4-C6H12O6.
C. Quá trình quang hợp của thực vật CAM. 1-pha sáng ; 2-pha tối ; 3-ATP ; 4-C6H12O6.
D. Quá trình quang phân li nước ở pha sáng và cố định CO2 ở pha tối của quang hợp. 1-pha sáng ; 2-pha tối ; 3-ATP ; 4-C6H12O6.
Câu 23. Người ta tiến hành thí nghiệm trồng 2 cây A và B (thuốc hai loài khác nhau) trong một nhà kính. Khi tăng cường độ chiếu sáng và tang nhiệt độ trong nhà kính thì cường độ quang hợp của cây A giảm nhưng cường độ quang hợp của cây B không thay đổi.
Những điều nào sau đây nói lên được mục đích của thí nghiệm và giải thích đúng mục đích đó?
(1) Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và C4.
(2) Khi nhiệt độ và cường độ ánh sángtăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (cây A).
(3) Mục đích của thí nghiệm có thể nhằm xác định khả năng chịu nhiệt của cây A và B.
(4) cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế, cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2) và (3)     B. (1), (2) và (4)
C. (2), (3) và (4)     D. (1) , (3) và (4)
Đáp án
Câu
17
18
19
20
21
22
23
Đáp án
A
D
B
C
C
A
B
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM