Phó từ

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
 1. Phó từ là gì?
Đọc các câu sau đây và thực hiện yêu cầu:
(1) Viên quan ấy đã
đi nhiều nơi, đến đâu quan 
cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, tuy
mất nhiều công mà 
vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
(Theo Em bé thông minh)
(2) Lúc tôi đi báchbộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được
và 
rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.
(Tô Hoài)
– Xác định các cụm từ có chứa những từ in đậm;
– Nhận xét về nghĩa của các từ in đậm trên. Chúng bổ sung
ý nghĩa cho những từ nào, thuộc từ loại gì?
– Xếp các cụm từ có các từ in đậm vào bảng sau và nhận xét
về vị trí của chúng trong cụm từ?


phụ trước
động từ, tính từ
trung tâm
phụ sau
Gợi ý:
– Các cụm từ: đã đi nhiều nơi , cũng ra những câu đố , vẫn chưa thấy có người nào , thật lỗi lạcsoi gương đượcrất
ưa nhìn
to rarất bướng;
– Các từ in đậm không chỉ sự vật, hành động hay tính chất
cụ thể nào; chúng là các phụ ngữ trong các cụm từ, có vai trò bổ sung ý nghĩa
cho các động từ và tính từ: đi, ra(những
câu đố), thấy, lỗi lạc, soi (gương), ưa nhìn, to, bướng
;
– Về vị trí của các từ: Những từ in đậm trên là phó từ, đứng
trước hoặc đứng sau động từ, tính từ.
phụ trước
động từ, tính từ
trung tâm
phụ sau
đã
đi
nhiều nơi
cũng
ra
những câu đố
vẫn chưa
thấy
thật
lỗi lạc
soi
(gương) được
rất
ưa nhìn
to
ra
rất
bướng
2. Phân loại phó từ
a) Tìm các phó từ trong những câu
dưới đây:
(1) Bởi tôi ăn uống
điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(Tô Hoài)
(2) Em xin vái cả sáu
tay. Anh đừng trêu vào … Anh phải sợ …
(Tô Hoài)
(3) […] không trông
thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.
(Tô Hoài)
Gợi ý: Các phó từ:
lắm (1); đừng, vào (2); không, đã, đang
(3).
b) Các phó từ vừa tìm được nằm
trong cụm từ nào, bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong cụm ấy?
Gợi ý:
– Các cụm từ chứa phó từ: chóng lớn lắmđừng
trêu 
vàokhông trông thấyđã
trông thấy
đang loay hoay;
– Xác định các từ trung tâm của cụm: lớn, trêu, trông thấy, loay hoay.
c) Nhận xét về ý nghĩa mà các
phó từ bổ sung cho động từ, tính từ trong cụm rồi xếp chúng vào bảng phân loại
sau:
Ý nghĩa bổ sung
Vị trí so với động từ, tính từ
Đứng trước
Đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian
Chỉ mức độ
Chỉ sự tiếp diễn tương tự
Chỉ sự phủ định
Chỉ sự cầu khiến
Chỉ kết quả và hướng
Chỉ khả năng
d) Điền các phó từ trong bảng ở mục 1 vào bảng phân loại trên.
Gợi ý: đã, đang – chỉ quan hệ thời gian; thật, rất, lắm – chỉ mức độ; cũng, vẫn – chỉ sự tiếp diễn tương tự; không, chưa – chỉ sự phủ định; đừng – chỉ sự cầu khiến; vào, ra – chỉ chỉ kết quả và hướng; được – chỉ khả năng.
đ) Dựa vào bảng phân loại trên, hãy cho biết những phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là những phó từ mang nghĩa gì? Thực hiện yêu cầu này đối với các phó từ đứng sau động từ, tính từ.
Gợi ý: Căn cứ vào vị trí của phó từ so với động từ, tính từ, người ta chia phó từ thành hai loại: đứng trước và đứng sau. Các phó từ đứng trước động từ, tính từ thường là các phó từ chỉ quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến. Các phó từ đứng sau động từ, tính từ thường là các phó từ chỉ mức độ, khả năng, kết quả và hướng. 
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 
1. a) Trong các câu sau đây có những phó từ nào? Chúng nằm
trong cụm từ nào?
(1) Thế là mùa xuân
mong ước đã đến. Đầu tiên, từ trong vườn, mùi hoa hồng, hoa huệ sực nức. Trong
không khí không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo mà bây giờ đầy hương thơm và ánh
sáng mặt trời. Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo lá già đen thủi. Các cành
cây đều lấm tấm màu xanh. Những cành xoan khẳng khiu đương trổ lá lại sắp buông
toả ra những tàn hoa sang sáng, tim tím. Ngoài kia, rặng râm bụt cũng sắp có nụ.
Mùa xuân xinh đẹp đã về! Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về!
(Tô Hoài)
(2) Quả nhiên con
kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc cho nhà vua trước con mắt
thán phục của sứ giả nước láng giềng.
(Em bé thông
minh)
Gợi ýCác cụm từ
có phó từ: đã đếnkhông còn ngửi thấyđã cởi bỏ hếtđều
lấm tấm màu xanh
đương trổ lá lại sắp buông toả racũng sắp có nụđã
về
cũng sắp vềđã xâu được sợi chỉ.
b) Nhận xét về ý nghĩa mà các phó từ trong những câu trên
bổ sung cho động từ và tính từ.
Gợi ý:
– Xem gợi ý trong mục (I.2.d);
– Lưu ý thêm các phó từ:
không còn:
phủ định sự tiếp diễn tương tự (không:
chỉ sự phủ định; còn: chỉ sự tiếp diễn
tương tự);
đều: chỉ sự
tiếp diễn tương tự;
đương (đang),
sắp: chỉ quan hệ thời gian;
cũng sắp: chỉ
sự tiếp diễn tương tự trong tương lai gần (cũng:
chỉ sự tiếp diễn tương tự; sắp: chỉ
quan hệ thời gian – tương lai gần)
2. Bằng một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu), hãy thuật lại
sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc. Chỉ ra ít nhất một phó từ đã được dùng trong đoạn
văn ấy và cho biết em đã dùng nó để làm gì.
Gợi ý: Chú ý đến
diễn đạt, không gò ép khi sử dụng phó từ; xem lại bảng phân loại để nắm chắc
nghĩa của từng loại phó từ.
Tham khảo đoạn văn và cách phân tích sau:
Vốn tính nghịch ranh, vừa nhìn thấy chị
Cốc, Dế Mèn đã nghĩ ngay ra mưu trêu chị. Bị chọc giận chị Cốc bèn
giáng ngay tai hoạ lên đầu Dế Choắt bởi lúc này, Choắt ta vẫn đang
loay hoay ở phía cửa hang. Sự việc diễn ra bất ngờ và nhanh quá,
Choắt trở tay không kịp, thế là đành thế mạng cho trò nghịch tai quái của
Mèn.
– Các phó từ trong đoạn văn là những từ in đậm.
– Tác dụng của các phó từ:
+ Các từ vừa, ngay, đã, vẫn đang: chỉ
quan hệ thời gian.
+ Cụm từ ở ngay phía cửa hang: chỉ hướng.
+ Các từ bất ngờ, quá: chỉ mức độ.
+ Từ không kịp: chỉ khả năng.
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM