Quá trình văn học và phong cách văn học

Câu 1:
– Quá trình văn học là diễn biến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì.
– Các qui luật chung của Quá trình văn học:
   + Qui luật phổ biến của văn học là gắn bó với đời sống và lịch sử.
   + Qui luật kế thừa và cách tân.
   + Qui luật bảo lưu và tiếp biến.
Câu 2:
– Trào lưu văn học là hoạt động nổi bật của quá trình văn học. Đó là thuật ngữ dùng để chỉ một số phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tác miêu tả hiện thực, tạo thành một dòng rộng lớn trong đời sống văn học một thời đại.
- Một số trào lưu văn học trong lịch sử văn học thế giới:
    + Văn học phục hưng: đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời Trung Cổ.
Ví dụ: Đôn–ki–hô–tê của Xéc–van–tet ; Rô-mê-ô & Giu-li-et của Sếch-xpia.
   + Chủ nghĩa cổ điển: luôn đề cao lí trí, sáng tác theo qui phạm chặt chẽ.
Ví dụ: Lão hà tiện của Mô-li-e.
   + Chủ nghĩa lãng mạn: đề cao những nguyên tắc chủ quan, thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn, cố gắng xây dựng hình tượng nghệ thuật sao cho phù hợp với ước mơ của nhà văn.
Ví dụ: Những người khốn khổ của V. Huy-gô.
   + Văn học Việt Nam cũng xuất hiện một số trào lưu tiêu biểu: trào lưu lãng mạng và trào lưu hiện thực phê phán (giai đoạn 1930 – 1945); trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa(sau Cách mạng tháng Tám 1945)
   + Chủ nghĩa siêu thực.
   + Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo.
   + Chủ nghĩa hiện sinh.
Câu 3:
   Khái niệm phong cách văn học là thành tựu nổi bật của quá trình văn học. Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, thể hiện trong các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm.
– Ý nghĩa:
   + Thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ đa dạng, mới mẻ.
   + Làm cho văn học đa dạng, không đơn điệu, nghèo nàn.
Câu 4: Những biểu hiện của phong cách văn học:
– Cái nhìn, cách cảm thụ có tính khám phá và ở giọng điệu riêng biệt của nhà văn.
   Ví dụ: Trước Cách mạng tháng Tám 1945, thơ Huy Cận là "một tiếng địch buồn", "một bản ngậm ngùi dài dài", còn thơ Xuân Diệu lại là "nguồn sống dào dạt", "đắm say tình yêu, đắm say cảnh trời, sống vội vàng quấn quýt ..."
- Biểu hiện ở sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm, tạo thành dấu ấn riêng của tác giả.
   VD: Trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao tập trung thể hiện bi kịch tinh thần, nỗi đau bị tha hóa, bị xói mòn nhân phẩm con người lao động nghèo, trong xã hội vô nhân đạo. Còn nhà văn Nguyễn Tuân lại nghiêng về thể hiện vẻ đẹo tài hoa, xuất chúng của những con người một thời "vang bóng".
– Hệ thống thủ pháp nghệ thuật riêng (ngôn từ, kết cấu, miêu tả, …)

III- Luyện tập:

Câu 1:
– Nguyễn Tuân: hướng về quá khứ và tưởng tượng tình huống gặp gỡ đầy éo le, oái ăm giữa người tử tù Huấn Cao với viên Quản Ngục trong nhà giam. Vũ Trọng Phụng xoáy sâu vào hiện tại và ghi lại một cách chân thực những cái đồi bại, lố lăng, vô đạo đức của xá hội tư sản đương thời.
– Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ của ông về con người mang vẻ đẹp của tài hoa, thiên lương trong sáng, khí phách anh hùng, dũng cảm chống lại cường quyền. Vũ Trọng Phụng sáng tạo một loạt điển hình để bóc trần bộ mặt giả dối của những kẻ thượng lưu, thành thị, để chôn vùi cả cái xã hội xấu xa, đen tối đó.
Câu 2:
– Những nét chính của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:
  • Có cảm hứng đặc biệt với những gì phi thường.
  • Nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
  • Miêu tả hiện thực bằng nhiều tri thức khoa học, văn hoá, nghệ thuật.
  • Nghệ thuật điêu luyện trong việc dùng thể tuỳ bút và ngôn ngữ.
– Những nét chính của phong cách nghệ thuật Tố Hữu:
  • Nội dung tác phẩm mang tính chất trữ tình, chính trị.
  • Nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc.
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM