Bài tập trắc nghiệm Giải tích 12: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số

Câu 1: Cho đồ thị hàm số với x ∈ [- π/2 ; 3π/2] như hình vẽ.

Tìm khoảng đồng biến của hàm số y = sinx với x ∈ [- π/2 ; 3π/2]

Câu 2: Cho đồ thị hàm số y = -x3 như hình vẽ. Hàm số y = -x3 nghịch biến trên khoảng:
A. (-1;0)     B. (-∞;0)
C. (0;+∞)    D. (-1;1)

Câu 3: Cho đồ thị hàm số y = -2/x như hình vẽ. Hàm số y = -2/x đồng biến trên
A. (-∞;0)   B. (-∞;0) ∪ (0;+∞)
C. R    D. (-∞;0) và (0;+∞)

Câu 4: Cho hàm số f(x) có đạo hàm f'(x) = √x(x-1)(x+2)2
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Hàm số f(x) nghịch biến trên khoảng (-∞;1).
B. Hàm số f(x) đồng biến trên các khoảng (-∞;0) và (1;+∞).
C. Hàm số f(x) đồng biến trên các khoảng và (1;+∞).
D. Hàm số f(x) đồng biến trên các khoảng (1;+∞).
Câu 5: Khoảng nghịch biến của hàm số y = x3/3 - 2x2 + 3x + 5 là:
A. (1;3)     B.(-∞; 1) ∪ (3; +∞)    C. (-∞; 1) và (3; +∞)     D. (1;+∞)
Hướng dẫn giải và Đáp án
1-A
2-C
3-D
4-D
5-A
Câu 1:
Trên khoảng (-π/2; π/2) đồ thị hàm số đi lên từ trái sang phải.
Trên khoảng (π/2 ; 3π/2) đồ thị hàm số đi xuống từ trái sang phải.
Do đó hàm số đồng biến trên khoảng (-π/2; π/2)
Chọn đáp án A.
Câu 2:
Trên khoảng (-∞;0) đồ thị hàm số đi lên từ trái sang phải.
Do đó hàm số nghịch biến trên khoảng (0;+∞), Chọn đáp án C.
Câu 3:
Đồ thị hàm số đi lên từ trái sang phải trên hai khoảng (-∞;0) và (0;+∞)
Chọn đáp án D.
Ghi chú. Những sai lầm có thể gặp trong quá trình làm bài:
- Không chú ý tập xác định nên chọn đáp án C.
- Không chú ý định nghĩa của hàm đồng biến nên chọn đáp án B.
Câu 4:
Bảng xét dấu :

Vậy f(x) đồng biến trên khoảng (1;+∞) và nghịch biến trên khoảng (0;1). Chọn đáp án D.
Câu 5:
Bảng xét dấu y’ :

Vậy hàm số nghịch biến trên khoảng (1;3). Chọn đáp án A.
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM