Giải Toán lớp 6 trang 6 SGK tập 1: Tập hợp, Phần tử của tập hợp

Giải Toán lớp 6 SGK tập 1 trang 6 bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết tương ứng với từng bài tập trong sách. Lời giải bài tập Toán 6 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập các dạng bài tập có trong sách giáo khoa. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải chi tiết

Giai-Toan-lop-6-trang-6-SGK-tap-1-Tap-hop-Phan-tu-cua-tap-hop

1.Lý thuyết Tập hợp, Phần tử của tập hợp lớp 6

- Mỗi tập hợp thường được kí hiệu bởi một chữ cái in hoa; chẳng hạn; tập hợp A, tập hợp B, tập hợp X.

Mỗi phần tử của một tập hợp thường được kí hiệu bởi một chữ cái thường; chẳng hạn: a là phần tử của tập hợp A, b là một phần tử của tập hợp B, x là một phần tử của tập hợp X.

- Nếu a là một phần tử của tập hợp A thì ta viết: a A.

Nếu b không phải là một phần tử của tập hợp A thì ta viết b A

- Để viết một tập hợp, thường có hai cách:

Liệt kê các phần tử của tập hợp; tức là viết tất cả các phần tử của tập hợp đó trog dấu ngoặc nhọn {}.

Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó; tức là tính chất mà mỗi phần tử của tập hợp đó phải có và chỉ những phần tử của tập hợp đó mới có.

2. Giải câu hỏi 1 trang 6 Toán 6 tập 1 SGK

Viết tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7 rồi điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

2 $\square$ D;

10 $\square$ D

Phương pháp giải:

Liệt kê các phần tử thuộc tập hợp D sau đó xét xem 2 và 10 có thuộc D hay không rồi điền kí hiệu.

Đáp án:

Tập hợp D = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 }

Điền kí hiệu thích hợp: 2D;10D

3. Giải câu hỏi 2 trang 6 SGK Toán lớp 6

Viết tập hợp các chữ cái trong từ “NHA TRANG”.

Phương pháp giải:

Liệt kê các chữ cái, mỗi chữ cái được liệt kê 1 lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Đáp án:

Các chữ cái trong từ “ NHA TRANG” gồm N, H, A, T, R, A, N, G

Trong các chữ cái trên, chữ N được xuất hiện 2 lần, chữ A cũng được xuất hiện 2 lần, nhưng ta chỉ viết mỗi chữ một lần, ta có tập hợp các chữ cái A={N,H,A,T,R,G}

4. Giải bài 1 trang 6 SGK Toán lớp 6 tập 1

a. Viết tập hợp D các số tự nhiên nhỏ hơn 7 rồi điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

$\square$ D;

10 $\square$ D

Phương pháp giải:

Liệt kê các phần tử thuộc tập hợp D sau đó xét xem 2 và 10 có thuộc D hay không rồi điền kí hiệu

Đáp án:

Tập hợp D = {0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 }

Điền kí hiệu thích hợp: 2D;10D

b. Viết tập hợp các chữ cái trong từ “NHA TRANG”.

Phương pháp giải:

Liệt kê các chữ cái, mỗi chữ cái được liệt kê 1 lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

Đáp án:

Các chữ cái trong từ “ NHA TRANG” gồm N, H, A, T, R, A, N, G

Trong các chữ cái trên, chữ N được xuất hiện 2 lần, chữ A cũng được xuất hiện 2 lần, nhưng ta chỉ viết mỗi chữ một lần, ta có tập hợp các chữ cái A={N,H,A,T,R,G}

c. Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách, sau đó điền kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

12$\square$A

16$\square$A

Phương pháp giải:

Để viết một tập hợp thường có hai cách:

- Liệt kê các phần tử của tập hợp

- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

Đáp án:

Vì phần tử của A là số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 nên 8 và 14 không thuộc tập hợp A. Vậy A = {9; 10; 11; 12; 13}. Dùng tính chất đặc trưng cho các phần tử A = {x N | 8 < x < 14} ta có: 12 A; 16 A.

5. Giải bài 2 trang 6 SGK Toán lớp 6 tập 1

Viết tập hợp các chữ cái trong từ "TOÁN HỌC".

Phương pháp giải:

Để viết một tập hợp thường có hai cách:

- Liệt kê các phần tử của tập hợp

- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó.

Đáp án:

Mỗi chữ cái trong TOÁN HỌC chỉ được liệt kê một lần, do đó tập hợp các chữ cái trong từ TOÁN HỌC là: {T; O; A; N; H; C}

6. Giải bài 3 trang 6 SGK Toán lớp 6 tập 1

Cho hai tập hợp:

A = {a, b}

B = {b, x, y}.

Điển kí hiệu thích hợp vào ô vuông:

$\square$A; y$\square$B;

b$\square$A; b$\square$B.

Phương pháp giải:

Phần tử xuất hiện trong tập hợp thì phần tử đó được gọi là thuộc tập hợp đó

Đáp án:

A = {a, b} suy ra tập A có 2 phần tử là: a, b

B = {b, x, y} suy ra tập B có 3 phần tử là: b, x, y

x A (Vì tập A có 2 phần tử là: a, b. Do đó x không thuộc tập A)

y B (Vì y là 1 phần tử của tập B)

b A (Vì b là 1 phần tử của tập A)

b B (Vì b là 1 phần tử của tập B)

7. Giải bài 4 trang 6 SGK Toán lớp 6 tập 1

Nhìn các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.

Phương pháp giải:

Mỗi đường cong kín biểu diễn một tập hợp, mỗi dấu chấm trong một đường cong kín biểu diễn một phần tử của tập hợp đó.

Đáp án:

Mỗi đường cong kín biểu diễn một tập hợp, mỗi dấu chấm trong một đường cong kín biểu diễn một phần tử của tập hợp đó. Hãy xét xem "bút" có phải là một phần tử của tập hợp H hay không.

Ta có: A = {15; 26}, B = {1; a; b}, M = {bút}, H = {sách; vở; bút}.

8. Giải bài 5 trang 6 SGK Toán lớp 6 tập 1

a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.

b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.

Phương pháp giải:

a) Mỗi quý gồm có 3 tháng:

Quý 1: gồm tháng 1, tháng 2, tháng 3

Quý 2: gồm tháng 4, tháng 5, tháng 6

Quý 3: gồm tháng 7, tháng 8, tháng 9

Quý 4: gồm tháng 10, tháng 11, tháng 12

b) Hướng dẫn: Các em hãy viết các tháng trong năm theo thứ tự từ tháng giêng đến tháng 12. Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. Mỗi tháng còn lại đều gồm 30 hoặc 31 ngày. Tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày. Xen giữa hai tháng 31 ngày là một tháng có ít hơn 31 ngày.

Đáp án:

a) Vì mỗi quý có 3 tháng nên ta có A = {tháng tư; tháng năm; tháng sáu}

b) Hướng dẫn: Các em hãy viết các tháng trong năm theo thứ tự từ tháng giêng đến tháng 12. Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. Mỗi tháng còn lại đều gồm 30 hoặc 31 ngày. Tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày. Xen giữa hai tháng 31 ngày là một tháng có ít hơn 31 ngày.

Vậy B = {tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11}.


CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM