Bài tập trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1: Pháp luật đời sống (phần 3)

Câu 31. Pháp luật do tổ chức nào dưới đây xây dựng và ban hành ?
A. Nhà nước.
B. Đoàn thanh niên.
C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
D. Công đoàn.
Câu 32. Pháp luật có vái trò như thế nào đối với công dân ?
A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Bảo vệ lợi ích của công dân.
D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
Câu 33. Luật giao thông đường bộ quy định cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều. Quy định này được áp dụng chung cho mọi người tham gia giao thông. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật ?
A. Tính uy nghiêm.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Yêu cầu chung cho mọi người.
D. Quy tắc an toàn giao thông.
Câu 34. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức ?
A. Pháp luật chỉ bắt buộc với cán bộ, công chức.
B. Pháp luật bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức.
C. Pháp luật bắt buộc với ngưởi phạm tội.
D. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em .
Câu 35. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?
A. Tính xác định cụ thể về mặt nội dung.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Trình tự kế hoạch của hệ thống pháp luật.
D. Trình tự khoa học của pháp luật .
Câu 36. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?
A. Bản chát giai cấp.
B. Bản chất xã hội.
C. Bản chất chính trị.
D. Bản chất khoa học .
Câu 37. Pháp luật được các cá nhân, tầng lớp khác nhau trong xã hội chấp nhận, coi là quy tắc xử sự chung, vì pháp luật bắt nguồn từ
A. thực tiễn đời sống xã hội.
B. các tầng lớp dân cư.
C. các giai cấp trong xã hội.
D. dư luận xã hội .
Câu 38. Luật giao thông đường bộ quy định, mọi người tham gia gaio thông phải dừng lại khi đèn đỏ, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính uy nghiêm.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Yêu cầu chung cho mọi người.
D. Quy tắc an toàn giao thông.
Câu 39. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữa từ đủ 18 tuổi trở lên, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?
A. Tính nghiêm minh của pháp luật.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính nhân dân và xã hội.
D. Tính quần chúng rộng rãi.
Câu 40. Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Hiệu lực tuyệt đối.
D. Khả năng đảm bảo thi hành cao.
Câu 41. Pháp luật ban hành nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật ?
A. Bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp.
C. Bản chất nhà nước.
D. Bản chất dân tộc.
Câu 42. Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp, công dân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với kahr năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện vai trò của pháp luật là phương tiện để dông dân
A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. thực hiện quyền của mình.
C. thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
D. bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân.
Câu 43. Khoản 1 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha mẹ: “Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, đạo đức” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với
A. chính trị       B. đạo đức.
C. kinh tế       D. văn hóa.
Câu 44. Những quy phạm đạo đức phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội được Nhà nước đưa vào trong các quy phạm pháp luật là thẻ hiện mối quan hệ giữa pháp luật với
A. chính trị       B. đạo đức.
C. xã hội       D. kinh tế.
Câu 45. Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành loại văn bản nào đều được quy định cụ thể trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đưuọc gọi là
A. tính cụ thể của văn bản pháp luật.
B. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. tính trình tự ban hành văn bản pháp luật.
D. tính cụ thể về mặt nội dung.
Đáp án
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM