HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐMĐ: QUAN SÁT LỚP HỌC CỦA BÉ. TCVĐ: NÉM VÒNG VÀO CỔ CHAI
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI HĐMĐ: QUAN SÁT LỚP HỌC CỦA BÉ.
TCVĐ: NÉM VÒNG VÀO CỔ CHAI
TCTC: CHƠI VỚI BỘ XẾP HÌNH
I/ Mục đích:
- Trẻ được quan sát quang cảnh xung
quanh trường.
- Phát triển ngôn ngữ, quan sát.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý trường
học và biết bảo vệ trường lớp xanh - sạch - đẹp. Biết bảo vệ đồ dùng đồ chơi và
cất đồ dùng đồ chơi đúng vào nơi quy định.
II/ Chuẩn bị:
- Câu hỏi đàm thoại với trẻ.
- Sân trường sạch sẽ, thoáng mát.
- 3 cái chai, các vòng, bộ xếp hình.
III/ Tiến hành:
Hoạt Động Của
Cô
|
Hoạt động của
trẻ
|
1/ Giới thiệu:
- Cho trẻ hát
“Cháu đi mẫu giáo”
- Đàm thoại
về nội dung bài hát.
- Cô cho trẻ
mang dép và đi ra sân, giáo dục trẻ khi ra ngoài không được chen lấn, xô đẩy
nhau.
2/ Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động mục đích:
- Tập trung
trẻ lại.
- Các con
đang học chủ đề gì?
- Giới thiệu
hoạt động “Quan sát lớp học của bé”.
- Cô cho trẻ quan sát một số
lớp học trong trường.
- Cô hỏi trẻ những gì mà trẻ đã
quan sát được, cô cho trẻ kể về những gì trẻ nhìn thấy:
+ Cháu biết đây là lớp học nào
không?
+ Lớp được xây như thế nào?
+ Có mấy cửa ra vào?
+ Có mấy phòng học?
+ Các phòng dùng để làm gì?
+ Cháu thấy các lớp học như thế
nào?
- Cô khái
quát lại những điều trẻ quan sát được về lớp học của bé.
- Giáo dục trẻ không vẽ bẩn
trên tường, giữ vệ sinh trong lớp và xung quanh luôn sạch sẽ.
* Trò chơi vận động “Ném vòng vào
cổ chai”
- Cách chơi: Đặt 3 cái chai thành một hàng thẳng cách nhau 50-60 cm. Vẽ
vạch chuẩn cách chai từ 100-150 cm. Các cháu xếp 3 hàng, đứng dưới hàng kẻ,
mỗi lần chơi cho 3 trẻ ném, mỗi trẻ ném 3 vòng, thi xem ai ném được nhiều
vòng lọt vào cổ chai là thắng.
- Trẻ chơi, cô quan sát động viên,
khuyến khích trẻ chơi.
* Trò chơi tự chọn:
- Cho trẻ chia thành 4 nhóm và
chơi với bộ xếp hình.
- Trẻ chơi, cô quan sát, nhận xét, tuyên dương.
3/ Kết thúc:
- Cô dùng xắc xô tập trung trẻ
lại.
- Cô nhận xét quá trình hoạt động
của trẻ.
- Cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi và
vệ sinh trước khi vào lớp.
|
- Trẻ hát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ tập trung.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ kể.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi.
- Trẻ tập trung.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vào lớp.
|