Nguồn gốc của sự sống

CHUYÊN ĐỀ: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Nguồn gốc của sự sống
   
I. Tiến hoá hoá học
   1. Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ.
   - Trong khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất chứa các chất khí như hơi nước, khí CO2, NH3, rất khí khí N2 và không có ôxi.
   - Dưới tác động của các nguồn năng lượng trong tự nhiên, hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ có sẵn.
   - Sự hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đã được chứng minh bằng thực nghiệm bởi thí nghiệm của Milơ và Urây.
   2. Sự trùng phân để tạo ra các đại phân tử hữu cơ
   - Nhiều thực nghiệm đã chứng minh sự trùng hợp ngẫu nhiên của các đơn phân có thể tạo thành các các đại phân tử hữu cơ như prôtêin, axit nuclêic.
   3. Sự hình thành các đại phân tử tự nhân đôi
   - Hiện nay, có nhiều giả thuyết cho rằng, phân tử có khả năng tự nhân đôi đầu tiên là ARN.
   - Trong quá trình tiến hoá đầu tiên, ARN được dùng làm phân tử lưu trữ thông tin di truyền. Sau đó, vai trò này được ADN đảm nhiệm. Prôtêin đóng vai trò xúc tác và ARN đóng vai trò truyền đạt thông tin di truyền.
II. Tiến hoá tiền sinh học
   - Những đại phân tử hữu cơ trong nước tập trung lại với nhau, do các phân tử lipit có đặc tính kị nước nên tạo thành lớp màng bao bọc lấy các phân tử hữu cơ khác bên trong tạo nên các giọt li ti.
   - Các giọt này chịu tác động của CLTN tiến hoá dần dần thành các tế bào sơ khai.
   - Bằng thực nghiệm, người ta đã tạo ra được các giọt côaxecva trong điều kiện thí nghiệm
III. Tiến hoá sinh học
   - Từ các tế bào nguyên thuỷ, dưới tác động của CLTN sẽ tiến hoá thành các tế bào đơn giản từ đó tiến hoá dần lên tạo thành sinh giới ngày nay
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM