Trao đổi vật chất

I. Trao đổi vật chất
   1. Chuỗi thức ăn
   - Một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài đều là một mắt xích của chuỗi
   - Có 2 loại chuỗi thức ăn: chuỗi thức ăn bắt nguồn từ sinh vật tự dưỡng và chuỗi thức ăn bắt nguồn từ sinh vật phân giải
   2. Lưới thức ăn
   - Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có chung nhiều mắt xích với nhau tồn tại trong một hệ sinh thái
   3. Bậc dinh dưỡng
   - Trong một lưới thức ăn, những loài có cùng mức độ dinh dưỡng tập hợp thành 1 bậc dinh dưỡng.
   - Có nhiều bậc dinh dưỡng:
   • Bậc 1: sinh vật sản xuất
   • Bậc 2: sinh vật tiêu thụ bậc 1 gồm các sinh vật ăn thực vật
   • Bậc 3: sinh vật tiêu thụ bậc 2 gồm các sinh vật ăn động vật ăn thực vật
   • Bậc 4, 5, … : sinh vật tiêu thụ bậc 3, 4 là các sinh vật ăn thịt động vật bậc thấp hơn
II. Tháp sinh thái
   - Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dưng nhăm mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
   - Độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể, sinh khối hoặc năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng và các bậc dinh dưỡng khác nhau thì độ lớn cũng khác nhau
   - Có 3 dạng tháp sinh thái là tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng.
III. Chu trình sinh địa hoá
   - Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi chất trong tự nhiên, theo đường từ tự nhiên chuyển vào cơ thể sinh vật, trải qua các bậc dinh dưỡng rồi trở lại môi trường.
   - Các chu trình sinh địa quan trọng là chu trình của các nguyên tố cần thiết cho sự sống như C, H, O, N, S, P
IV. Sinh quyển
   - Sinh quyển bao gồm toàn bộ sinh vật trên Trái Đất.
   - Sinh quyển dày khoảng 20km.
   - Trên Trái đất, sinh quyển được chia thành nhiều khu sinh học khác nhau tuỳ theo đặc điểm địa lí, khí hậu và sinh vật sống trong môi khu.
V. Dòng năng lưọng trong hệ sinh thái
   - Nguồn năng lượng chủ yếu cho sự sống trên Trái đất là Mặt trời.
   - Năng lượng từ ánh sáng Mặt trời không phân bố đều mà theo vĩ độ, càng xa Xích đạo, ánh sáng càng yếu.
   - Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng truyền tự bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao, càng lên các bậc dinh dưỡng cao thì năng lượng càng giảm do thất thoát theo nhiều cách.
   - Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền 1 chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng đến môi trường.
   VI. Hiệu suất sinh thái
   - Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.
   - Phần lớn năng lượng truyền trong các hệ sinh thái bị tiêu hao qua hô hấp, chất thải, … chỉ có khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc cao hơn.
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM