Đột biến nhiễm sắc thể

I. Đột biến cấu trúc
   - Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu của NST
   - Các dạng đột biến này sắp xếp lại những khối gen trên và giữa các NST nên có thể làm thay đổi hình dạng và kích thước NST.
   - Đột biến NST có thể do các tác nhân vật lý, hoá học hay sinh học gây ra.
   - Người ta chia đột biến NST thành các dạng; mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
1. Mất đoạn
   - Là dạng đột biến làm mất 1 đoạn nào đó của NST.
   - Mất đoạn làm giảm số lương gen trên NST, làm mất cân bằng gen nên thường gây chết với thể đột biến.
   - Ứng dụng: người ta chủ động gây ra các đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ các gen gây hại.
2. Lặp đoạn
   - Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn nào đó trên NST được lặp lại một hay nhiều lần.
   - Lặp đoạn làm tăng số gen trên NST, làm mất cân bằng gen trong hệ gen.
   - Trong một số trường hợp, lặp đoạn làm tăng số lượng gen và sản phẩm của gen nên cũng có thể được ứng dụng trong thực tế.
   - Lặp đoạn không gây hậu quả nghiêm trọng bằng mất đoạn. Ngoài ra, lặp đoạn NST cũng tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hoá.
3. Đảo đoạn
   - Là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại.
   - Hệ quả: làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST.
   - Sự sắp xếp các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
4. Chuyển đoạn
   - Là dạng đột biến dẫn đến sự trao đổi đoạn trong một NST hoặc giữa các NST không tương đồng.
   - Đột biến chuyển đoạn làm thay đổi nhóm gen liên kết.
   - Các thể đột biến mang chuyển đoạn NST thường bị giảm khả năng sinh sản.
   - Đột biến chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM