Cấu trúc di truyền của quần thể

I. Đặc điểm di truyền của quần thể
   - Mỗi quần thể có vốn gen đặc trưng.
   - Vốn gen là tập hợp tất cả các alen trong quần thể ở một thời điểm xác định. Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen
   - Tần số alen của 1 gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng alen trên tổng số các loại alen
   - Tần số kiểu gen là tỉ lệ của một kiểu gen nào đó so với tổng số các loại kiểu gen có trong quần thể.
   Ví dụ: Trong một quần thể có thành phần kiểu gen như sau:
   0,4 AA : 0,2 Aa : 0,4 aa
   Trong đó, tần số alen A được tính như sau: 0,4 + 0,2 : 2 = 0,5
   Tần số alen a là: 0,4 + 0,2 : 2 = 0,5.
II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối/giao phối gần
   - Quá trình tự phối làm cho quần thể dần dần phân thành các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
   - Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hưởng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử mà không làm thay đổi tần số tương đối của các alen.
III. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối
   1. Quần thể ngẫu phối
   - Quần thể ngẫu phối là 1 đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên.
   - Ngẫu phối là nguyên nhân tạo lên tính đa hình của quần thể
   2. Định luật Hacđi – Venbec
   - Trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có khuynh hướng đạt trạng thái cân bằng.
   - Trong quần thể tần số alen A là p, tần số alen a là q. Quần thể đạt trạng thái cân bằng khi có thành phần kiểu gen như sau: p2 AA : 2pq Aa : q2 aa.
   Điều kiện định luật Hacđi – Vanbec:
   - Số lượng cá thể phải đủ lớn, không xảy ra biến động di truyền
   - Quá trình giao phối của các cá thể trong quần thể phải diễn ra ngẫu nhiên.
   - Không có đột biến và áp lực của CLTN.
   - Không có di - nhập gen.
   Ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec:
   - Giải thích về các quần thể ổn định trong thời gian dài ngoài tự nhiên.
   - Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của quần thể
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM