Bài tập trắc nghiệm Sử 12 Bài 22: Hai miền đất nước trực tiếp chiến đấu chống Đế quốc Mĩ xâm lược- Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973) (phần 1)

Câu 1. Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ra đời trong tình hình nào ?
A. Cách mạng Miền Nam phát triển mạnh mẽ, "Chiến tranh đặc biệt" đã bị phá sản về cơ bản.
B. Ngụy quyền Miền Nam đứng trước cuộc khủng hoảng.
C. Trên thế giới, quan hê Liên Xô - Trung Quốc ngày càng xấu, khối đoàn kết trong phe Xã hội chủ nghĩa đã rạn nứt.
D. Tất cả các ý trên.

Câu 2. "Chiến tranh cục bộ" khác "Chiến tranh đặc biệt" ở điểm nào ?
A. "Chiến tranh cục bộ" là hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới.
B. "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành dưới sự chỉ đạo của hệ thống cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh hiện đại của Mĩ.
C. "Chiến tranh cục bộ" được tiến hành bằng cả quân chù lực Mĩ, quân chư hầu và cả quân ngụy.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 3. Chiến thắng nào khẳng định quân dân Miền Nam có thể đánh bại quân chủ lực Mĩ trong "Chiến tranh cục bộ" ?
A. Chiến thắng Núi Thành.
B. Chiến thắng Vạn Tường.
C. Chiến thẳng mùa khô 1965 - 1966.
D. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.
Câu 4. Quân đội Nước nào từng tham gia vào cuộc chiến tranh xám lược của Mĩ ở Miền Nam Việt Nam ?
A. Inđônêxia.       B. Malaixia.
C. Hàn Quốc.       D. Singapo.
Câu 5. Vị Tổng thống nào của nước Mĩ đã quyết định áp dụng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở Miền Nam Việt Nam ?
A. Aixenhao.       B. Kennơđi.
C. Giônxơn.       D. Níchxơn.
Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ?
A. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966.
B. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967.
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
D. Chiến thắng Plâyme, Đất Cuốc, Bàu Bàng.
Câu 7. Xác định về địa danh Vạn Tường:
A. Đây là một vùng đồi thuộc huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
B. Đây là một làng thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
C. Đây là một làng nhỏ ven biển tỉnh Quảng Ngãi.
D. Đây là một vùng trung du, tỉnh Bình Định.
Câu 8. Cơ sờ nào để ta khẳng định với chiến thắng Vạn Tường, quân dân Miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại quân Mĩ ?
A. Đây là một trận đánh mà quân Mĩ hoàn toàn chủ động về kế hoạch tác chiến, nhưng đã thất bại.
B. Trong trận này, quân Mĩ có ưu thế vượt trội về quân số và phương tiện chiến tranh.
C. Địa bàn xảy ra trận đánh hoàn toàn có lợi cho quân Mĩ phát huy tốỉ đa mọi ưu thế của vũ khí Mĩ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9. Hướng tiến công chiến lược chính của quân Mĩ trong mùa khô 1965 -1966?
A. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
B. Tây Nam Bộ, Liên khu V.
C. Đông Nam Bộ, Liên khu V.
D. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Câu 10. Trong cuộc tiến công chiến lược mùa khô 1966 - 1967, Mĩ đã tiến hành bao nhiêu cuộc hành quân chiến lược ?
A. 890.           B. 450.           C. 980.          D. 895.
Câu 11. Căn cứ Dương Minh Châu ở đâu ?
A. Tỉnh Tây Ninh.
B. Tỉnh Đồng Nai.
C. Tỉnh Sóc Trăng.
D. Tỉnh An Giang.
Câu 12. Cuộc Tổng tiến công Mậu Thân 1968 có gì khác so với các cuộc tiến công trước đó của quân ta ?
A. Đây là cuộc tiến công đầu tiên của quân giải phóng Miền Nam có sự phối hợp nổi dậy của quần chúng.
B. Đây là cuộc tiến công có quy mô lớn trên toàn Miền Nam mà hướng trọng tâm là các đô thị.
C. Đây là cuộc tiến công lớn đầu tiên mà quân giải phóng Miền Nam trực tiếp chiến đấu với quân viễn chinh Mĩ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 13. Đảng ta quyết định mở cuộc Tổng tiến công lớn và nổi dậy Mậu Thân 1968 trong hoàn cảnh nào ?
A. Quân ta đã giành thắng lợi lớn trên chiến trường, tương quan lực lượng đã thay đổi theo hướng có lợi cho ta.
B. Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam ở Mĩ lên cao, làm cho mâu thuẫn trong nội bộ Mĩ trước thềm cuộc bầu cử tổng thống càng thêm sâu sắc.
C. Miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ nhưng vẫn đẩy mạnh hoạt động chi viện cho Miền Nam.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 14. Vì sao nói, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đã mở ra một bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước ?
A. Đã đánh bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh cục bộ" - một nỗ lực cao của Mỉ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
B. Cuộc kháng chiến của dân tộc ta chuyển sang giai đoạn vừa đánh vừa đàm.
C. Chiến thắng này đã buộc Tổng thống Mĩ phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại Miền Bắc.
D. Tất cả các ý trên.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đáp án
d
c
c
c
c
c
c
Câu
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
d
c
d
a
b
d
d
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM