Bài tập trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (phần 1)
Câu 1. Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
C. Quyền tự do cá nhân.
Câu 2. Người phạm tội quả tang hoặc đang bi truy nã thì
A. ai cũng có quyền bắt.
B. chỉ công an mới có quyền bắt.
C. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.v
D. phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.
Câu 3. Bắt người trong trưởng hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng nguời đó
A. đang có ý dịnh phạm tội.
B. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
C. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm.
D. đang họp bàn thực hiện tội phạm.
Câu 4. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác ?
A. Đánh người gây thương tích.
B. Tự tiện bắt người.
C. Tự tiện giam giữ người.
D. Đe dọa đánh người.
Câu 5. Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật ?
A. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
B. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.
C. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.
D. Khi công can cần thu thập chứng cứ từ người đó.
Câu 6. Đối với những người nào dưới đây thì ai cũng có quyển bắt người và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất ?
A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
B. Người đang bị nghi là phạm tội.
C. Người đang gây rối trật tự công cộng.
D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.
Câu 7. Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
C. Quyền tự do cá nhân.
D. Quyền được đảm bảo tính mạng.
Câu 8. Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.
B. Bắt người bị nghi ngờ phạm tội.
C. Bắt người đang có kế hoạch thực hiện tội phạm.
D. Bắt người đang trong thời gian thi hành án.
Câu 9. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây ?
A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó.
B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.
C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.
D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.
Câu 10. Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận ?
A. Mọi công dân.
B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
C. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.
D. Chỉ nhà báo.
Câu 11. Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách
A. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.
B. phát biểu ở bất cứ nơi nào.
C. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.
D. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan có thẩm quyền.
Câu 12. Công dân có thể phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học ở nơi nào dưới đây ?
A. Ở bất cứ nơi nào.
B. Trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.
C. Ở nhà riêng của mình.
D. Ở nơi tụ tập đông người.
Câu 13.Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám trong trường hợp
A. được pháp luật cho phép.
B. do nghi ngờ có tội phạm.
C. được lãnh đạo cơ quan, đơn vị cho phép.
D. do cần tìm đồ vật bị mất.
Câu 14. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp
A. có ý kiến của lãnh đạo cơ quan.
B. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. có tin báo của nhân dân.
D. có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh.
Câu 15. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?
A. Tự ý vào chỗ ở của hàng xóm để tìm đồ vật bị mất.
B. Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
C. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.
D. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy.
Đáp án
Câu
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
Đáp án
|
A
|
A
|
B
|
A
|
A
|
Câu
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
Đáp án
|
A
|
A
|
A
|
A
|
A
|
Câu
|
11
|
12
|
13
|
14
|
15
|
Đáp án
|
A
|
B
|
A
|
B
|
A
|