Bài tập trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên(tiếp)

Câu 13: Ở Tây Nguyên, cao su được trồng
A. Trên các cao nguyên thấp, kín gió
B. Trên các cao nguyên cao, nhiệt độ thấp
C. Nhiều ở tất cả các tỉnh
D. ở những nơi có đất badan

Câu 14: Tây NGuyên có diện tích trồng chè khá lớn là do
A. có các cao nguyên cao      B. Có đất feralit tập trung thành vùng
C. Có mùa đông lạnh      D. Có nhiệt độ quanh năm cao
Câu 15: Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là
A. Quy hoạch lại vùng chuyên canh
B. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp
C. Đẩy mạnh khâu chế biến sản xuất
D. Tìm thị trường sản xuất ổn định
Câu 16: Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, điều quan tâm nhất là
A. Không làm thu hẹp diện tích rừng
B. Đầu tư các nhà máy chế biến
C. Xây dựng mạng lưới giao thông
D. Tăng cường hợp tác với nước ngoài
Câu 17: Việc suy giảm rừng của Tây Nguyên không dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Mực nước ngầm hạ thấp
B. Mất nơi sinh sống của các loài động vật
C. Tăng độ mặn trong đất
D. Mất đi nguồn lợi gỗ quý
Câu 18: Để bảo vệ rừng ở Tây Nguyên, biện pháp quan trọng hàng đầu là
A. Hạn chế du canh du cư
B. Quy hoạch lại khu dân cư
C. Giao đất, giao rừng cho người dân
D. Tăng cường xuất khẩu gỗ tròn
Câu 19: Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí là do
A. Sông chảy qua các bậc cao nguyên xếp tầng
B. Sông dốc, tốc độ dòng chảy lớn
C. Lưu lượng nước lớn
D. Có nhiều hồ
Câu 20: Điểm giống nhau về tiềm năng giữa vùng Tây Nguyên với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Phát triển thủy điện
B. Có các vũng, vịnh để xây dựng cảng
C. Có một mùa đông lạnh
D. Có các cao nguyên đất đỏ badan màu mỡ
Câu 21: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 28, trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Tây Nguyên, chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. Dịch vụ      B. Nông, lâm,thủy sản
C. Công nghiệp – xây dựng      D. Thương mại
Đáp án
Câu
13
14
15
16
17
18
19
20
21
Đáp án
A
A
D
A
C
C
A
A
B
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM