Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
Câu 1:
a. Cả hai văn bản a và b đều có yếu tố tự sự và miêu tả nhưng chúng là văn bản nghị luận. Bởi cả a và b đều giúp cho việc trình bày luận cứ được rõ ràng, cụ thể, sinh động và vì vậy văn bản có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.

b. Yếu tố tự sự ở đoạn văn a là những chi tiết cụ thể kể lại kiểu bắt lính kì quặc và tàn ác. Nếu không có những chi tiết được kể như trên thì ta không thể lường được việc mộ lính "tình nguyện" đã nhũng nhiễu và làm tiền một cách trắng trợn.
- Ở đoạn văn b nếu ta bỏ những câu văn miêu tả về những người lính "tình nguyện" thì không thể hình dung được sự giả dối và lừa gạt của những lời lẽ rêu rao về "lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại" từ phủ toàn quyền.
- Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: (Đọc Ghi nhớ 1 trang 116).
Câu 2: Ở văn bản trích "Người anh hùng làng Gióng" :
- Yếu tố tự sự:
    + Là những chi tiết kể lại chuyện mẹ chàng Trăng nằm mơ, đẻ ra chàng và chuyện chàng giết tên bạo chúa rồi biến vào mặt trăng.
    + Là những chi tiết kể lại chuyện nàng Han đánh giặc ngoại xâm và sau đó là hóa ra tiên, tắm rửa rồi về trời.
- Yếu tố miêu tả:
    + Mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực
    + Chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao.
    + Chàng cưỡi ngựa đá khổng lồ.
    + Biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông-gơ-nhi những vầng sáng bạc.
b. Tác giả không kể đầy đủ, cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han mà chỉ nhấn vào một số chi tiết cụ thể vì:
- Kể và tả chỉ đóng vai trò phụ, không phải là mục đích chính của văn bản này.
- Mục đích chính của văn bản là nhằm khẳng định các dân tộc anh em trên đất nước chúng ta đã sáng tạo ra muôn vàn truyện anh hùng đẹp. Vì thế việc miêu tả và tự sự chỉ được dùng khi những yếu tố đó có lợi cho việc làm nổi rõ luận điểm này.
Câu 3: Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận ta cần chú ý:
- Không dùng tràn lan các yếu tố miêu tả, tự sự. Bởi lẽ đây không phải là mục đích của văn bản nghị luận.
- Chỉ dùng với mục đích làm sáng tỏ luận điểm, làm nổi bật luận điểm.
II. Luyện tập
Câu 1: Những yếu tố tự sự và miêu tả có trong đoạn nghị luận là:
- Yếu tố tự sự:
    + Sắp trung thu
    + Mười mấy ngày qua … của bộ mặt nhà giam
    + Đêm nay rất đẹp
    + ...
Tác dụng: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và những tâm trạng của nhà thơ trong đêm trăng.
- Yếu tố miêu tả:
    + Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây.
    + Nó ăm ắp, tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, muốn bộc lộ, …
    + ...
Tác dụng: Giúp người đọc hiểu được khung cảnh của đêm trăng và tâm hồn phơi phới của thi nhân.
Các yếu tố miêu tả và tự sự này giúp chúng ta hiểu thêm tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên, cho ánh trăng đêm rằm.
Câu 2: Theo dõi bài Đọc thêm ta thấy Huy Cận đã dùng rất nhiều các yếu tố tự sự và miêu tả khi nêu ý kiến của mình về bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen".
Chẳng hạn để cho ta thấy việc đổi vần có tác dụng thế nào ở trong câu hỏi, tác giả viết "Đổi vần có khác nào như dòng nước đang chảy xuôi, ta dựng lên một cái đập (…) buộc dòng nước đổi chiều, đổi dòng".
Nói cụ thể hơn tác giả thấy "chính nhờ sự đảo ngược hình ảnh ấy mà chúng ta như thấy hiện lên bàn tay của ai đó đang lật từng lá sen xanh, chỉ từng bông sen trắng, đếm từng nhị sen vàng để phân bua cùng chúng ta".
Như vậy, việc vận dụng miêu tả ở trên và tự sự vào bài làm là rất cần thiết, đã tạo nên sự so sánh để làm cho ý kiến đưa ra sống động cụ thể và giàu sức thuyết phục.
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM