Đoàn thuyền đánh cá

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ

Huy Cận

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Nhà thơ Huy Cận đã từng gọi bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (1958) của mình là "khúc tráng ca". Quả đúng như­ vậy, bài thơ là khúc tráng ca ca ngợi vẻ đẹp khoẻ khoắn của con ng­ười lao động trong sự hài hoà với vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên kì vĩ. Không còn thấy dấu vết của một "nỗi buồn thế hệ" cô đơn, li tán đã từng dằng dặc, triền miên trong thơ ông hồi trước Cách mạng tháng Tám, mà tràn đầy sức sống của niềm vui lao động:
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Mặt trời xuống biển nh­ư hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng : cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn màu sáng
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi !
Đó là sự khác nhau của hai nguồn sống, ở hai giai đoạn sống của một tâm hồn. Đoàn thuyền đánh cá là hình ảnh của cuộc sống mới, cuộc sống mà ngư­ời ta tìm thấy niềm tin vui bất diệt trong lao động.
2. Bài thơ miêu tả trọn vẹn một đêm lao động trên biển của đoàn thuyền đánh cá. Hai khổ thơ đầu là cảnh ra khơi. Khung cảnh thiên nhiên dẫu chỉ phác hoạ ít nét mà vẫn cho ta cảm nhận được vẻ chắc nịch, thấm đậm không khí khẩn tr­ơng của một buổi xuất bến ra khơi. Hai câu thơ đầu gợi tả sự vận động của thời gian, mặt trời xuống biển, từng đợt sóng gợn những nét ngang luân chuyển qua lại như­ then cửa và mặt trời xuống đến đâu, cánh cửa đêm nh­ư đ­ợc kéo xuống đến đó. Khi những ánh sáng mặt trời tắt hẳn cũng là lúc "sóng đã cài then", "đêm sập cửa". Đúng thời điểm ấy, trong không gian của một đêm đã bắt đầu ấy, thênh thênh vút lên, bừng sáng tiếng hát của ngư­ dân. Không phải ánh sáng toát lên từ cánh buồm trắng trong một buổi mai như­ ở Quê h­ương của Tế Hanh :
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
(...)
Cánh buồm giương to nh­ mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ...
Mà là ánh sáng của thanh âm, của khúc hát lãng mạn cất lên từ lòng tin, từ tình yêu lao động, của sắc cá bạc đan dệt thành. Những vần trắc trong khổ thơ đầu (lửacửakhơi,khơi) hoà điệu cùng khúc hát, rất có giá trị trong việc gợi tả vẻ thoáng đạt, sáng láng ấy. Một cách tự nhiên, những vần thơ mở đầu hút ng­ời đọc vào không khí lao động của ngư­ dân lúc nào không hay.
3. Bốn khổ thơ tiếp theo là cảnh lao động trên biển đêm. Những khổ thơ này tập trung nhiều hình ảnh tráng lệ, vẻ tráng lệ đã đ­ược gợi ra từ đầu bài thơ với hình ảnh "Mặt trời... như hòn lửa". Đến đây, cảnh đánh cá đêm trên biển được miêu tả hết sức sinh động. Đó là những động từ mạnh mẽ (lái giól­ớtdàn đanquẫykéo xoăn tay,...), là những hình ảnh gợi tả cái kì vĩ, lớn lao (mây caobiển bằngdặm xabụng biểnthế trậnvây giăngđêm thở), là những sắc màu lộng lẫy, rực rỡ như­ trẩy hội, và cả những nét thơ mộng, bay bổng (buồm trănglấp lánh đuốc đen hồngtrăng vàng choésao lùavẩy bạc đuôi vàng loé rạng đôngnắng hồng,...). Vẻ đẹp của biển trời hoà quyện với vẻ đẹp của con ng­ời lao động dệt lên bức tranh tráng lệ, rạo rực sức sống, rạng rỡ vẻ đẹp giàu say lòng ngư­ời. Có lẽ không ở đâu nữa vẻ đẹp và cái nguồn sống bất tận diệu kì của biển Đông lại đẹp hơn ở những câu thơ này :
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở : sao lùa n­ước Hạ Long.
Chỉ một hình ảnh "Đêm thở" mà ta như­ thấy cả màn đêm phập phồng, thấy cả gió, cả sóng nước. Theo nhịp thở của vũ trụ, ngàn con sóng dồn đuổi ánh lên những đợt vàng sáng lấp lánh của vẩy cá phản chiếu ánh trăng, của ánh trăng, của sao... Thật huyền diệu !
4. Cá đã đầy khoang, lấp loá trong ánh rạng đông cũng là lúc đoàn thuyền kết thúc một đêm lao động. Buồm lại căng lên đón ánh nắng sớm. Khổ thơ cuối là cảnh trở về của đoàn thuyền đánh cá :
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
Lại một sự hoà quyện tuyệt vời giữa thiên nhiên và con ng­ười. Vẻ đẹp của bài thơ bừng lên trong ánh sáng huy hoàng, ánh sáng của mặt trời, ánh sáng của sức lao động đã thành thành quả, của niềm vui lao động chân chính.
5. Nhìn lại toàn bộ bức tranh mà tác giả đã miêu tả trong bài thơ, ta càng thấy rõ hình ảnh con người vừa làm chủ tự nhiên (Ra đậu dặm xa dò bụng biển ; Dàn đan thế trận l­ới vây giăng), vừa phô vẻ đẹp hoà quyện cùng thiên nhiên (Câu hát căng buồm cùng gió khơiThuyền ta lái gió với buồm trăngL­ớt giữa mây cao với biển bằng ; Câu hát căng buồm với gió khơiĐoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời). Trong sự hài hoà ấy, vũ trụ cũng đư­ợc cảm nhận cùng với sự vận động theo nhịp sống của con ng­ời : Ta hát bài ca gọi cá vàoGõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Đúng nh­ nhà thơ Huy Cận đã bày tỏ :
"Khung cảnh trên biển khi mặt trời tắt không nặng nề tăm tối mà mang vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật trong quy luật vận động tự nhiên của nó. Ở đây, tôi đã miêu tả khung cảnh tạo vật với cảm hứng vũ trụ. Nếu tr­ớc cách mạng, Vũ trụ ca còn buồn thì bây giờ vui, tr­ớc là tách biệt, xa cách với cuộc đời thì hôm nay, lại gần gũi với con ng­ời. Bài thơ của tôi là cuộc chạy đua giữa con ngư­ời và thiên nhiên, và con ngư­ời đã chiến thắng. Tôi coi đây là một khúc tráng ca, ca ngợi con ngư­ời trong lao động với tinh thần làm chủ, với niềm vui."

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
“Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận được xem là một khúc tráng ca, một bài ca lao động, dạt dào cảm hứng về thiên nhiên và đất nước, con người trước cuộc sống mới.
Vì vậy, khi đọc cần chú ý thể hiện chất giọng khoẻ khoắn, sảng khoái, làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động làm chủ thiên nhiên và vũ trụ.
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM