Phương pháp tả người

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
 1. Đọc các đoạn văn sau:
(1) Dượng Hương Thư
như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai
hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường
Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở
nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.

Phương pháp tả người
(Võ Quảng)
(2) Cai Tứ là một
người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má
hóp lại. Dưới cặp lông mày lổm chổm trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng.
Mũi lão gồ sống mương dòm xuống bộ râu mép lúc nào cũng hình như cố giấu giếm, đậy
điệm cái mồm toe toét tối om như cửa hang, trong đó đỏm đang mấy chiếc răng vàng
hợm của.
(Lan Khai)
(3) Ông già người sở
tại, khăn chùng, áo dài ngồi cầm trịch, giơ cao chiếc dùi trống sơn son gõ mạnh
xuống mặt trống ba tiếng thật đanh, thật giòn tỏ ý nhận lời. Quắm Đen quay ra đứng
giữa sới. Ngay lúc ấy, ông Cản Ngũ cũng từ trên thềm cao bước xuống. Tiếng reo
hò bốn phía tức thì nổi lên ầm ầm.
Ngay nhịp trống đầu,Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ đánh ráo riết. Rõ ràng
là anh muốn dùng cái sức lực đương trai của mình lấn lướt ông ta và muốn hạ ông
ta rất nhanh bằng những thế đánh thật lắt léo, hóc hiểm. Anh vờn tả, đánh hữu,
dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường. Trái lại, ông Cản Ngũ thì
xem ra có vẻ lại lờ ngờ, chập chạp; dường như ông lúng túng trước những đòn đánh
liên tiếp của Quắm Đen. Hai tay ông lúc nào cũng thấy dang rộng ra, để sát xuống
mặt đất, xoay xoay chống đỡ. Keo vật xem chán ngắt 
[…]. Ông Cản Ngũ
bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống. Quắm Đen đã như một con cắt luồn qua hai cánh
tay ông Cản Ngũ ôm lấy một bên chân ông, bốc lên. Người xem bốn phía xung quanh
reo hò ồ cả lên. Thôi thế là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi. Có khoẻ bằng
voi thì cũng phải ngã.
Tiếng trống vật dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã. Ông đứng
như cây trồng giữa sới trước những cặp mắt kinh dị của người xem. Còn Quắm Đen
thì đang loay hoay gò lưng lại, không sao bê nổi cái chân ông Cản Ngũ. Cái chân
tựa bằng cây cột sắt, chứ không phải là chân người nữa.
Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi, mồ kê nhễ nhại dưới
chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen nhấc bổng anh ta lên,
coi nhẹ nhàng như ta giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng vậy.
Các đô ngồi quanh sới đều lặng đi trước thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ.
Thôi thế là Quắm Đen bại rồi. Keo vật bị đánh bại một cách nhục nhã, cay đắng
quá chừng.
(Kim Lân)
2. Các đoạn văn trên đều có điểm chung về đối tượng được
miêu tả, điểm chung ấy là gì?
Gợi ý: Xác định đối
tượng miêu tả của từng đoạn: tả người hay tả sự vật?
Các đoạn văn trên đều có đặc điểm chung về đối tượng miêu
tả là con người. Đoạn (1): tả người chèo thuyền vượt thác. Đoạn (2): tả một người
gian hùng, xảo quyệt. Đoạn (3): tả hai người trong một keo vật.
3. Người được tả trong mỗi đoạn văn trên có đặc điểm gì nổi
bật? Đặc điểm ấy được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Gợi ý:
– (1): khắc hoạ nổi bật vẻ hùng dũng, sức mạnh phi thường
của con người trong lao động (pho tượng đồng
đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy
lửa ghì trên ngọn sào
,…);
– (2): khắc hoạ đậm nét, sinh động hình ảnh một con người
gian xảo (thấp và gầymặt vuông, mắt hóp lại, lông mày lổm chổm
trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng, mũi gồ sống mương dòm xuống bộ râu mép,
cái mồm toe toét tối om, mấy chiếc răng vàng hợm của
,…)
– (3): hình ảnh hai đô vật trong một keo vật hấp dẫn, sống
động như đang diễn ra trước mắt người đọc (lăn
xả vào
đánh ráo riết, lấn lướt, hạ rất nhanh, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt
biến, thoắt hoá khôn lường
, lờ ngờ,
chậm chạp
, lúng túng, đánh liên tiếphai tay dang rộng, xoay xoay chống đỡ, bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống, luồn qua hai cánh tayôm lấy
một bên chân, bốc lên, reo hò, ngã rồi, phải ngã, dồn lên, gấp rút, giục giã
,
vẫn chưa ngã, đứng như cây trồng, loay
hoay gò lưng lạ
i, vẫn đứng nghiêng mình, mồ hôi, mồ kê nhễ nhại, thò tay xuống nắm lấy
khố
, nhấc bổng lên,…)
4. Xem xét chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn và cho biết:
– Đoạn nào tả chân dung nhân vật?
– Đoạn nào tả người trong hoạt động?
Gợi ý: Đoạn (2) tả
chân dung (chủ yếu sử dụng các danh từ, tính từ). đoạn (1), (3) miêu tả con người
trong hoạt động (chủ yếu sử dụng các động từ, tính từ).
5. Nhận xét về bố cục của đoạn văn (3). Mỗi phần trong đoạn
văn này có nội dung chính là gì? Theo em, nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn này
đặc sắc ở điểm nào? Thử đặt tên cho đoạn văn.
Gợi ýĐoạn văn có
bố cục 3 phần. Phần đầu (từ đầu đến “nổi lên ầm ầm”) giới thiệu khái
quát về quang cảnh của sới vật, hai đô vật. Phần chính (từ “Ngay nhịp trống
đầu” đến “sợi dây ngang bụng vậy.”) tả những diễn biến cụ thể của
keo vật giữa Quắm Đen và ông Cản Ngũ. Phần cuối (từ “Các đô ngồi quanh sới”
đến hết) đánh giá, nêu cảm nhận về keo vật.
Về nghệ thuật miêu tả, hãy tham khảo lời bình sau:
Cả keo vật như đang diễn ra trước mắt chúng ta … Một bên
là Quắm Đen, “người đen trùi trũi như con trâu mộng”, ngay từ đầu đã
lăn xả vào, vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới… một bên là ông Cản Ngũ
“lờ đờ, chậm chạp, hai tay dang rộng ra để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống
đỡ…” Ai cũng cứ tưởng mười mươi Quắm Đen sẽ thắng, nhưng cuối cùng chính
ông Cản Ngũ đã nhấc bổng Quắm Đen lên nhẹ nhàng như khi ta giơ một con ếch.
(Theo Vũ Tú Nam – Phạm Hổ – Bùi Hiển – Nguyễn Quang Sáng,
Văn miêu tả và kể chuyện, NXB GD,
2002)
Đoạn văn trích trong truyện Ông Cản Ngũ của Kim Lân, có thể đặt tên: Một keo vật; Ông Cản Ngũ đánh
bại Quắm Đen;…
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 
1. Nếu miêu tả các đối tượng dưới đây, em sẽ lựa chọn những
đặc điểm tiêu biểu nào:
– Một em bé khoảng 4 đến 5 tuổi;
– Một cụ già;
– Cô giáo đang giảng bài.
Gợi ý:
– Tiến hành tả chân dung hay tả người đang hoạt động?
– Những đặc điểm tiêu biểu cho từng đối tượng:
+ Em bé từ 4 đến 5 tuổi (tả chân dung): khuôn mặt (má, đôi
mắt, miệng, tóc,…);đặc điểm về hình dáng, quần áo, bàn tay, …; đặc điểm giọng
nói, cử chỉ, tính tình,…
+ Một cụ già (tả chân dung; có thể là ông, bà em hay một
người nào đó): chú ý miêu tả đặc điểm thể hiện vẻ riêng của chân dung người già;
hình dáng (lưng còng, dáng đi, màu quần áo, tóc,…); khuôn mặt (da nhăn nheo,
mắt, miệng,…); giọng nói; tính tình,…
+ Cô giáo đang giảng bài (tả người đang hoạt động): cô giáo
dạy môn gì?; giờ học về nội dung gì?; giọng cô giảng bài ra sao; khi giảng, cô
biểu lộ sắc thái như thế nào? (nét mặt, cử chỉ, giọng nói,…), cô viết bảng, nét
chữ,…
2. Với các đối tượng miêu tả trên, em dự định sẽ miêu tả
như thế nào? Hãy lập dàn ý cho bài văn miêu tả tương ứng với mỗi đối tượng.
Gợi ý: Dù tả đối
tượng nào và dưới hình thức chân dung hay đang trong hoạt động thì bài miêu tả
cũng phải có bố cục chặt chẽ, thông thường là theo bố cục 3 phần (Mở bài: giới
thiệu về đối tượng miêu tả, định hướng hình thức tả – chân dung hay hoạt động;
Thân bài: tả chi tiết theo thứ tự – có thể là thứ tự theo sự quan sát hay thứ tự
diễn biến trước sau hoặc kết hợp cả hai, chú ý tập trung vào các đặc điểm riêng,
làm nổi bật đối tượng được tả; Kết bài: nhấn mạnh ấn tượng về người được tả, nêu
cảm nhận hoặc đánh giá.
3. Đọc đoạn văn sau và tìm những từ ngữ thích
hợp điền vào chỗ trống. Thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn
bị làm việc gì?
Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên
chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu; người ông đỏ như (…),
to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (…) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông
khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát.
(Theo Kim Lân)
Gợi ýTừ cần điền vào chỗ có dấu (…) là:
– tôm luộc, bị chín nắng…
– ông tượng (ông tướng)…
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM