Bác ơi! (Tố Hữu)

  Bố cục bài thơ:
- 4 khổ thơ đầu: Nỗi đau thương lớn lao, đột ngột trước sự qua đời của Bác.
- 4 khổ thơ đầu: Nỗi đau thương lớn lao, đột ngột trước sự qua đời của Bác.
- 3 khổ cuối: Nỗi tiếc thương, niềm tin và ước nguyện đi theo con đường của Bác.
Câu 1: Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả qua bốn khổ thơ đầu:
– Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa: không gian hoà điệu với tâm trạng con người.
– Con lại lần theo lối sỏi quen: đau đớn, bàng hoàng đến thẩn thờ, ngơ ngác.
--> Mọi vật xung quanh trở nên hoang vắng lạnh lẽo, ngơ ngác hệt như lấy mất linh hồn.
– Bác đã đi rồi sao Bác ơi?: Tang tóc quá lớn gần như không thật, không thể tin được.
- Nỗi đau lớn được thể hiện qua tiếng khóc trực tiếp của tác giả: những câu hỏi tu từ, câu cảm thán liên tiếp dùng để khóc thương, bày tỏ niềm thương xót của nhà thơ, cũng là nỗi đau của triệu người…
Câu 2: Hình tượng Bác Hồ được thể hiện nhiều khía cạnh, phương diện:
a. Về lí tưởng và lẽ sống.
   Suốt cả cuộc đời không lúc nào bác thảnh thơi vì "nỗi thường đời". Đó là lí tưởng sống cao đẹp, là lẽ sống quên mình vì mọi người của bậc "đại nhân, đại trí, đại dũng". Bác hi sinh cả hạnh phúc cá nhân để lo cho cả dân tộc, lo cho mỗi sinh linh bé nhỏ được tự do hạnh phúc, yên vui.
b. Niềm vui và tình thương của Người được thể hiện ở nhiều cung bậc, góc độ:
- Bác đau: dân nước, năm châu; lo: muôn mối; yêu: ngọn lúa, cành hoa; nhớ: miền Nam; vui: mỗi mầm non trái chín, tiếng ca chung…
- Bác nghe từng bước ra tiền tuyến: lắng mỗi tin mừng…
   Tất cả những động từ biểu thị tâm trạng trong các khổ thơ đã tác lên động lên chân dung của Bác. Người dành cả trái tim, tấm lòng trí óc, bầu nhiệt huyết cho nhân dân. Tất cả điều mà người quan tâm tới không có gì dành cho cá nhân, cho riêng bản thân Người mà đều vì dân tộc, Tổ quốc. Thế mới thấy hết được trái tim của người Cha, người Mẹ, người Bác, người Anh trong trái tim vĩ đại Hồ Chí Minh.
c. Di sản Người để lại.
- Bác để tình thương cho chúng con
- Một đời thanh bạch, áo vải hồn muôn trượng ...
   Những gì mà người để lại cho dân tộc đã vượt lên trên giá trị vật chất tầm thường, món quà vô giá Người để lại là di sản tinh thần, đó là tình yêu thương, là một trái tim chỉ biết quên mình; đó là một cuộc đời đơn giản thanh bạch, cao quý. Chính sự giản dị, thanh bạch trong lối sống đã tạo nên một hình ảnh Hồ Chí Minh vĩ đại, khắc sâu trong mỗi trái tim Việt Nam hơn mọi bức tượng đồng được xây dựng công phu. Lời thơ là lời ngợi ca sự tồn tại vĩnh hằng của một cuộc đời rất đỗi giản dị, thanh cao đã hi sinh cho giống nòi, dân tộc này.
Câu 3: Cảm nghĩ của mọi người dân Việt Nam qua ba khổ thơ cuối như thế nào?
- Lời thơ không chỉ dừng lại là lời của một cá nhân mà là tiếng lòng cảm xúc của cả dân tộc Việt Nam.
   Tác giả khẳng định nỗi nhớ Bác Hồ thường trực trong trái tim hàng triệu người con Việt Nam, nỗi nhớ ấy đã nghìn thu, muôn thuở như cuộc đời Bác, sự nghiệp của Bác, nhưng lời thơ không bi lụy. Vì tác giả đã khẳng định về sự bất diệt và sức sống vĩnh hằng của trái tim Hồ Chí Minh. Sự ra đi của Bác cũng chỉ là cuộc hành trình về với tổ tiên.
   Bác đã lên đường theo t tiên
Mác, Lê-nin thế gii người hin
   Đó cũng chính là động lực thúc đẩy cả dân tộc tiếp tục con đường mà Bác đã lựa chọn và theo đuổi.
- Lời thơ là lời biết ơn sâu nặng công lao của Hồ Chí Minh, đồng thời trước cái chết của Người, nhiều đứa con của Người đã tìm thấy được thanh lọc tâm hồn, được trong sáng hơn, đẹp đẽ hơn. Đó là sức mạnh tinh thần mà Bác đã tạo ra, nhân cách của cuộc đời Bác đã là một tấm gương sáng mà mỗi người có thể tự soi chiếu để mình được trong sáng hơn.
- Cuối bài thơ là lời hứa, lời nguyện ước của cả dân tộc trước Bác.
   + Không dám khóc nhiều ...
   + Chúng con cùng nhau tiến lên ...
   + Nguyện cùng Người vươn tới mãi ...
   Lời thơ là lời thề hứa, bởi vậy giọng điệu câu thơ khỏe khoắn, rắn rỏi. Lời thề hứa cùng là lời đáp lại những mong mỏi của Người, đáp lại những lời băn khoăn trăn trở mà Người đang thực hiện dang dở. Bởi vậy có thể thấy tình cảm thiết tha sâu nặng ân tình mà hàng triệu trái tim Việt Nam cùng dâng lên Người. Tinh thần nhân văn của bài thơ cũng chính là ở đó.
CÓ THỂ BẠN ĐANG TÌM